Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. cách hạch toán tài sản cố định hữu hình - tài khoản 211 theo TT 200

Tiền ăn của học sinh xuất hóa đơn chịu thuế GTGT hay không?

Xin chào các bạn, Tôi Thái Sơn đây.

Mấy hôm nay có rất nhiều bạn có gọi điện cho kế toán xây dựng  và thắc mắc rằng:

  • Bên em là trường mầm non tư thục có thu chi hộ tiền ăn và tiền đưa đón học sinh thì có phải chịu thuế GTGT không anh?
  • Công ty e cung cấp dịch vụ suất ăn, và đưa đón học sinh chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?
  • Bên e có thu tiền ăn của học sinh vậy có cần phải xuất hóa đơn bán ra với thuế xuất 10% không?
  • Cách hạch toán kế toán trường mầm non tư thục như thế nào a?

Còn rất nhiều câu hỏi tương tự. Và tôi nghĩ rằng biết đâu bạn cũng có thắc mắc tương tự và chưa giải đáp được. Cho nên tôi muốn chia sẻ tới bạn 1 cách ngắn ngọn và kèm theo công văn trả lời của thuế về vấn đề này, để giúp bạn hiểu rõ hơn. Nào bạn cùng kế toán xây dựng tìm hiểu chi tiết nhé!


  • Căn cứ tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì:
  • Trường hợp: Công ty chuyên về đào tạo tổ chức bữa ăn, dịch vụ đưa đón cho học sinh và Công ty tự nấu thức ăn, thuê Công ty cung cấp thực phẩm bên ngoài đến để nấu ăn hoặc ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm bên ngoài đem thức ăn đã nấu sẵn vào trường để cung cấp cho học sinh và thu lại của học sinh đúng bằng số tiền Công ty chi ra thì các khoản thu này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Vì bạn hiểu bản chất của nó là:
  • Thu chi hộ không phát sinh chênh lệch
  • Không thuộc đối tượng kinh doanh kiếm lời
  • Các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế
  • Trường hợp: Công ty thu tiền ăn, tiền đưa đón học sinh sau đó thanh toán lại cho nhà cung cấp có phát sinh chênh lệch thì các khoản thu này phải chịu thuế GTGT với thuế suất 10% để giao cho Công ty theo quy định.
  • Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
  • Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
  • Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.”
  • " Có nhiều bạn sẽ thắc mắc công ty Chuyên về đào tạo là gì"
  • Đó là Công ty chuyên Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội hoạ, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
  • Giáo dục đào tạo (gồm giáo dục mầm non, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo trẻ tự kỷ...) là ngành nghề kinh doanh yêu cầu 2 loại giấy phép:
  • Giấy phép 1: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp) trong đó có đăng ký ngành nghề giáo dục, đào tạo.
  • Giấy phép 2: Giấy phép hoạt động đào tạo do Sở giáo dục và Đào tạo cấp. Khi có giấy phép này và thuộc diện xã hội hoá giáo dục thì DN bạn được ưu đãi thuế với thuế suất thuế TNDN 10%.
  • Thuế giá trị gia tăng đối với loại hình kinh doanh giáo dục và đào tạo.
  • Chính sách ưu đãi thuế GTGT đối với ngành giáo dục tại được quy định tại Khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
  • Khi thu tiền học phí lĩnh vực dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, công ty lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ
ke-toan-man-non-tu-thuc

Kế toán công ty giáo dục và đào tạo

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 


  • Tôi sẽ hướng dẫn các bạn hạch toán kế toán trường mầm non theo TT 200
  • Chi phí nhân công gồm tiền lương và bảo hiểm
  • Nợ 622, 627, 641, 642/Có TK 334, 338
  • Khi trả lương cho giáo viên
  • Nợ TK334/ Có TK 111,112
  • Khi nộp bảo hiểm
  • Nợ TK 338/ Có TK 112
  • Nếu DN bạn thuê trụ sở sử dụng cho nhiều kỳ
  • Khi thanh toán tiền thuê
  • Nợ TK 242/ Có TK 111, 112
  • Khi phân bổ chi phí
  • Nợ TK 627, 641, 642 / Có 242
  • Nếu thuê trả tiền hàng tháng    
  • Nợ TK 641, 642 / Có  TK 111,112
  • Chi phí chung bao gồm chi phí đào tạo bồi dưỡng người lao động, chi phí trang phục, đồng phục.
  • Nợ TK 627, 641, 642 / Có 111,112,331….
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền như điện, nước, điện thoại, vệ sinh…của các bộ phận sử dụng
  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Nợ TK 133
  • Có TK 111,112, 331
  • Các loại chi phí khác theo thỏa thuận và tự nguyện, cụ thể
  • Trả tiền thuê người nấu, phục vụ bán trú; tiền thuê lao công vệ sinh:
  • Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 111, 112
  • Chi mua thực phẩm… cho bữa ăn bán trú; mua nước; mua giấy vệ sinh, mua vật tư phục vụ vệ sinh:
  • Nợ TK 152,153 / Có TK 111, 112
  • Khi xuất sử dụng:
  • Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 152
  • Chi mua công cụ dụng cụ đồ dùng bán trú:
  • Nợ TK 153, 627 / Có TK 111, 112
  • Chi mua tài liệu học tập, thẻ học sinh, sổ liên lạc:
  • Nợ TK 627, 642 / Có TK 111, 112
  • Chi cho luyện kỹ năng làm bài thi (con người và tài liệu, văn phòng phẩm):
  • Nợ TK 627, 642 / Có TK 111
  • Khi chi tiền các hoạt động trải nghiệm:
  • Nợ TK 627, 642 / Có TK 111,112
  • Phân bổ công cụ dụng cụ: Đối với máy móc, thiết bị có giá trị nhỏ hơn 30 triệu đồng
  • Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 242
  • Khấu hao tài sản cố định: Đối với máy móc có giá trị lớn hơn 30 triệu đồng
  • Khi chi mua TSCĐ:
  • Nợ TK 211 / Có TK 111,112,331…
  • Khi trích khấu hao:
  • Nợ TK 627, 641, 642 / Có TK 214
  • Doanh thu của công ty giáo dục thường gồm có các khoản sau đây:
  • Thu học phí;
  • Tiền ăn bán trú và dịch vụ nấu ăn phục vụ bán trú; tiền nước uống;
  • Tiền điện; tiền vệ sinh và thuê lao công;
  • Tiền mua đồ dùng công cụ dụng cụ phục vụ bán trú;
  • Thu tiền tài liệu học tập, thẻ học sinh, sổ liên lạc…;
  • Thu tiền luyện kỹ năng làm bài thi;
  • Thu tiền các hoạt động trải nghiệm;
  • Thu tiền tổ chức học tiếng Anh (có giáo viên người nước ngoài);
  • Thu tiền trông xe, dạy thêm học thêm…
  • Bút toán hạch toán khi thu tiền như sau:
  • Nợ TK 111, 112, 131 / Có TK 511 (chi tiết từng khoản thu).
  • Kết chuyển cuối kỳ, cuối năm
  • Kết chuyển chi phí của khối đào tạo: 
  • Nợ TK 632 / Có TK 621, 622, 627
  • Kết chuyển giá vốn:
  • Nợ TK 911 / Có TK 632
  • Kết chuyển chi phí khối quản lý bán hàng:
  • Nợ TK 911 / Có TK 641, 642
  • Kết chuyển doanh thu:
  • Nợ TK 511 / Có TK 911
  • Kết chuyển xác định kết quả các hoạt động:
  • Lãi : Nợ TK 911 / Có TK 421
  • Lỗ : Nợ TK 421 / Có TK 911
  • Hạch toán chi phí thuế TNDN
  • Nợ TK 821 / Có TK 3334
  • Kết chuyển thuế TNDN
  • Nợ TK 911 / Có TK 821
  • Khi nộp thuế TNDN
  • Nợ TK 3334 / Có TK 111, 112
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

About the author

Phạm Thái Sơn

Là CEO Học Viện Đào Tạo Và Tư Vấn Thuế Amatax. Đồng thời Là chủ sở hữu của nhiều trang web chia sẻ những bài học về các loại hình doanh nghiệp kế toán như https://ketoanxaydung.net/ http://ketoansanxuat.com/ http://ketoanexcel.net/ http://onthidailythue.net/. Các bạn có thể ghé thăm anh ấy tại https://www.facebook.com/phamthaisonkt?ref=bookmarks

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x