Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây
Trong bài viết ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ tiếp với các bạn chủ đề "Hướng dẫn lập dự toán xây dựng part 2". Chắc hẳn sau khi đọc part 1 đã rất nhiều bạn đã hình dung ra việc lập dự toán 1 cách dễ dàng hơn rồi dúng không? Đó chính là những gì tôi muốn truyền đạt , tôi muốn hướng dẫn các bạn theo 1 cách dễ hiểu nhất, đơn giản nhất và đầy đủ nhất mà còn hoàn toàn miễn phí chính vì thế tôi sẽ chia nhỏ thành các phần. Các bạn hãy theo dõi các part tiếp nhé!
Nào chúng ta bắt đầu vào học part 2 cùng Thái Sơn nào!
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ
Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm
I - Các văn bản cần thiết khi lập dự toán xây dựng
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí ĐTXD công trình.- Thông tư …../2015/TT-BXD ngày ……. của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xâydựng công trình.
- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác địnhgiá ca máy và thiết bị thi công.
- TT01/2015 TT-BXD ngày 20/3/2015 quy định hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp trong các côngty nhà nước
-Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lýdự án và tư vấn đầu tư xâydựng công trình.
- Nghị Định 63/2014 NĐ-CP ngày 26/6/2014 Hướng dẫn luật đấu thầu
- Thông Tư 75/2014 TT-BTC ngày 12/6/2014 về Quy định phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng
- Định mức xây dựng 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007của Bộ Xây dựng
- Định mức xây dưng 1091/QĐ-BXD (bổ sung ĐM 1776) ngày 26/12/2011của Bộ Xâydựng
- Định mức xây dựng 1172/QĐ-BXD (sửa đổi & bổ sung ĐM 1776) ngày 26/12/2012 BXD
- Định mức xây dựng 588/QĐ-BXD (sửa đổi & bổ sung ĐM 1776 ) ngày 29/05/2014- Định mức lắp đặt 1777/BXD
-VP ngày 16/08/2007của Bộ Xây dựng
- Định mức lắp đặt 1173/QĐ-BXD (sửa đổi & bổ sung ĐM 1777) ngày 26/12/2012 BXD
- Định mức lắp đặt 587/QĐ-BXD (sửa đổi & bổ sung ĐM 1777) ngày 29/05/2014
- Định sửa chữa 1778/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xâydựng
- Định mức sửa chữa 1129/QĐ-BXD ngày 07/12/2009.
- Định mức khảo sát 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007của Bộ Xây dựng.
- Đơn giá Xây dựng cơ bản, lắp đặt, sửa chửa, khảo sát,….của Tỉnh thành ban hành.
- Thông tư 19/2011 TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộcnguồn vốn Nhà nước.
- Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của địa phương nơi có công trình đang lập dự toán.
- Các thông báo giá vật liệu xây dựng hàng tháng của Sở Xây dựng các địa phương. 3
II - Các bước lập dự toán
- Bước 1 : Lập bảng tính dự toán khối lượng xây lắp (còn gọi là bảng tiên lương dự toán) theo các bản vẽ thiết kế. Từ đó tính ra các chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lập dự toán.
- Bước 2: Lập bảng phân tích - Tổng hợp vật liệu
- Bước 3: Lập bảng tổng hợp kinh phí
- Bước 4: Lập thuyết minh dự toán
Hôm nay ketoanxaydung.net xin chia sẻ từng bước trong quá trình lập dự toán xây dựng . trước triên chúng ta hãy đi vào tìm hiều bước 1.
III- Trình tự thực hiện bảng tiên lượng
+ Bước 1: Vào excell tạo 1 sheet “Tiên lượng” và tạo form mẫu giống như hình trên.
+ Bước 2: Tạo hạng mục công trình cần lập dự toán. Ví dụ: Hạng mục A.Lưu ý: Cần phân biệt giữa hạng mục và nhóm công việc. Hạng mục công trình là một phần công trình mà sau khi hoàn thành nó có thể vận hành một cách độc lập. Ví dụ khi xây 1 khu công nghiệp thì đường nội bộ, hàng rào bảo vệ, từng tòa nhà có thể coi là từng hạng mục.
+ Bước 3: Dựa vào trình tự thi công và các yêu cầu trong bản vẽ thiết kế để xác định tất cả các tên công việc phù hợp với tên công việc trong hệ thống đơn giá. Nên sắp xếp các tên công việc theo trình tự thi công.
+ Bước 4: Tra cuốn đơn giá (ví dụ ĐG1299/2008_XD và LD), lấy ra mã hiệu công việc, đơn vị, đơngiá (Vật liệu, Nhân công, Máy thi công) phù hợp với tên công việc đã xác định ở bước 3
+ Bước 5: Dựa vào bản vẽ, đo bóc khối lượng của từng công việc. Bốc chi tiết từng cấu kiện.Ví dụ: Cấu kiện móng thì: M1; M2; M3,…Cấu kiện dầm: DS1; DS2; DS3,…Cấu kiện cột: C1; C2;C3,…Cấu kiện sàn: Bóc từng ô sàn của từng tầng. Cấu kiện tường: Trục A1-A5; Trục B1-B5; Trục C1-C5; Trục A1-C1;…
- Nhớ quy đổi khối lượng về đơn vị trong định mức. Ví dụ đơn vị của thép là Kg ta phải chia cho 1000 để chuyển về Tấn. Hoặc đơn vị đào móng bằng máy là m3 thì chia cho 100 để chuyển về 100m3 giống với Định mức.
- Các kích thước đo bốc phải ghi theo thứ tự SLxDài x Rộng x Cao (dày hoặc sâu) x hs / 100.
+ Bước 6: Cộng tất cả các khối chi tiết lại, điền vào cột “Khối lượng” của từng công việc.
+ Bước 7: Cột thành tiền = cột khối lượng x cột đơn giá và Sum các cột thành tiền VL; NC; MTC lại.
III- Dùng phần mền để tra cứu công việc
*Ví dụ: Cần tìm công việc SXLD cốt thép móng đường kính <=18mm.Gõ vào cột Nội dung công việc: “Cốt thép, móng” hoặc “Cốt thép, móng, 8” rồi bấm enter. Phần mềm sẽ hiện ra bảng tra, sau đó kích chọn tên công việc phù hợp rồi bấm đồng ý, PM sẽ lấy ra Mã côngviệc, Tên công việc, Đơn vị, Đơn giá, Định mức của công việc đó.Giống như tra google, ngăn cách 1 dấu “,” là 1 key tìm. Nên tìm theo từng chữ một, và phải viết đúng chính tả (font chuẩn unicode).
IV- Trình tự thực hiện bảng phân tích hao phí
+ Bước 1: Vào excell tạo 1 sheet “Phân tích hao phí” và tạo form mẫu giống như hình trên.
+ Bước 2: Link các giá trị: STT, Mã Công việc, Tên công việc, Đơn vị, Khối lƣợng từ bảng “Tiên lượng”sang các ô tương ứng trong bảng “Phân tích hao phí”.
+ Bước 3: Tra cuốn định mức (1776/2007 phần xây dựng và 1777/2007 phần lắp đặt) có mã tương ứng để lấy ra Tên hao phí và định mức hao phí của từng công việc
- Giải nghĩa định mức trên: Để sản xuất và lắp dựng 1 tấn thép tròn D<=10 hoàn thiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Vật liệu cần tốn 1005 kg thép tròn D<=10; tốn 21,42 kg dây thép. Nhân côngthực hiện công việc này có bậc thợ trung bình là 3,5/7 và tốn 11,32 công. Máy cần để làm việc là máy cắt uốn 5kw và tốn 0,4 ca. (1 Ca, 1 công là 8 tiếng, sáng làm 4 tiếng, chiều làm 4 tiếng)
- Giải nghĩa định mức trên: Để sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ 100 m2 ván khuôn móng vuông, hình chữ nhật (móng đơn, móng cọc) hoàn thiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Vật liệu cầntốn 0,792 m3 gỗ ván, tốn 0,21 m3 Gỗ đà nẹp; tốn 0,335 m3; tốn 15 kg đinh và vật liệu kháctốn 1%. Nhân công thực hiện công việc này có bậc thợ trung bình là 3,5/7 và tốn 29,7 công.
- Giải nghĩa định mức trên: Để sản xuất 1m3 bê tông móng có chiều rộng <= 250cm hoànthiện đúng yêu cầu kỹ thuật. Vật liệu cần tốn 1,025 m3 vữa bê tông và vật liệu khác tốn 1%.Nhân công thực hiện công việc này có bậc thợ trung bình là 3/7 và tốn 1,64 công. Máy cần đểthực hiện bao gồm máy trộn bê tông 250 lít tốn 0,095 ca và máy đầm dùi bê tông 1,5kw tốn 0,089 ca.
+ Bước 4: Khối lượng hao phí = Định mức x Khối lượng công việc
+ Bước 5: Giá thông báo vật liệu là giá vật liệu hiện tại, thường lấy trong “Thông báo giá vật liệu xâydựng hàng tháng của sở xây dựng” (lên google search: Thông báo giá vật liệu tháng …. năm 2017 ). Ngoài ra giá vật liệu còn lấy ở những nguồn khác.
+ Bước 6: Thành tiền VL = Khối lượng hao phí (bước 4) x Đơn giá VL
+ Bước 7: Vật liệu khác (máy khác) được tính tỷ lệ phần trăm trên tổng thành tiền vật liệu chính (máy chính)
- Vật liệu khác = Định mức vật liệu khác (tỷ lệ %) x Tổng thành tiền vật liệu chính
- Thành tiền VL khác = 1% * (528.670+140.178+223.617+42.048) = 9.345
- Như vậy chúng ta đã đi được 1 quãng đường để lập dự toán xây dựng rồi các bạn đã thấy dự toán dễ hơn rồi chứ. Vâng còn những phần tiếp ketoanxaydung.net sẽ sớm chia sẻ với mọi người.
Phần 3 mình sẽ tiếp tục chia sẻ trong thời gian tới các bạn nhé theo dõi nhé!
P/SS: Còn nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng khi cần nhé.
- Xem thêm: Bàn giao sổ sách giữa kế toán cũ và mới
- Xem thêm: Đối tượng người phụ thuộc của thuế TNCN