Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Sự thật về thanh quyết toán kế toán xây dựng cần biết - Kế Toán Xây Dựng

Sự thật về thanh quyết toán kế toán xây dựng cần biết

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây.

Trong bải viết hôm nay t​ôi sẽ chia sẻ với các bạn những tình huống và câu hỏi thực tế phát sinh trong việc thanh quyết toán tại doanh nghiệp xây dựng. Còn lý thuyết về thanh quyết toán tôi đã chia sẻ ở bài "Thanh quyết toán trong doanh nghiệp xây dựng" các bạn có thể vào để đọc nhé.

Nào chúng ta bắt đầu thôi! À mà bạn nào có câu hỏi gì thì cứ nhắn tin qua facebook hoặc zalo theo số 0901.68.62.62 mình biết sẽ giải đáp cho các bạn nhé .

Các câu hỏi về nghiệm thu chất lượng và khối lượng ?


  • Câu hỏi 1: Phiếu yêu cầu nghiệm thu (yêu cầu nghiệm thu ) ngày 7/12/2016 thì đến ngày 02/08/2017 mới có biên bản nghiệm thu là đúng hay sai?
  • Kế toán xây dựng  xin trả lời : Đúng vì có thể kết quả thí nghiệm phải mất vài ngày mới hoàn thành, biên bản nghiệm thu được chấp nhận khi đầy đủ kết quả thí nghiệm (nếu có). Ví dụ thế này cho dễ hiểu: Phiếu yêu cầu nghiệm thu lấy mẫu vật liệu ngày 7/12/2016 nhưng các thí nghiệm viên làm tới ngày 02/08/2017 mới ra kết quả (kết quả chấp nhận được nhé) nên ngày trong biên bản nghiệm thu sẽ là ngày 02/08/2017
  • Câu hỏi 2: Bên em là Chủ đầu tư nghiệm thu hạng mục: Phần tường cừ chắn đất, hệ văng chống; phần móng; phần thân đến cốt +000. Từng hạng mục có phải nghiệm thu riêng không? Nhà thầu họ nghiệm thu chung cùng một biên bản nghiệm thu cho cả 3 phần có đúng không a?
  • Kế toán xây dựng xin trả lời như sau : Nếu trong HĐ ghi cụ thể đơn giá cho từng công việc thì nên nghiệm thu theo các đầu mục công việc đó, còn không thì có thể gom vài cái liên quan hoặc nối tiếp nhau lại cho gọn hồ sơ, tiết kiệm giấy vì giấy là tài nguyên có hạn kaka .Có những công việc phải nghiệm thu mới cho phép chuyển công tác tiếp theo vì thế nên tùy công việc mà ghép hay không ghép BBNT.Cũng có ý kiến cho rằng có kết quả thí nghiệm mới nghiệm thu. Phần phải có kết quả thí nghiệm nhưng có một số công việc như lắp ghép ván khuôn chẳng hạn thì không cách gì thí nghiệm được. Khi đó chỉ quan sát bằng mắt thường hoặc đo đạc thôi.
ke-toan-xay-dung32

Các câu hỏi về thanh quyết toán ?


  • Câu hỏi 1: Công trình bên em thanh toán nhiều lần. Lần cuối quyết toán, em kiểm tra khối lượng thì thấy: Tổng giá trị quyết toán vẫn nhỏ hơn giá trị hợp đồng. Nhưng khối lượng các công việc quyết toán thì có một số công việc tổng khối lượng các lần thanh toán lớn hơn so với hợp đồng. Tình huống này em sẽ xử lý như thế nào? .Hợp đồng có nghi như sau ạ.
  • 1.Về thanh toán: Các giá trị khối lượng công việc bổ sung và phát sinh được thanh toán khi chủ đầu tư cho phép bên nhận thầu thực hiện. Giá trị này được bổ sung và hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng. Bên A thanh toán khối lượng, giá trị bổ sung, phát sinh cho bên B sau khi bên A thẩm định các khối lượng trên và được chủ đầu tư phê duyệt...
  • 2. Về quyết toán: Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng này mà Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B sau khi Bên B hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng....
  • Kế toán xây dựng Trả lời: Tình huống này là khá khó khăn. Chúng ta phải chú ý kiểm soát ngay từ đầu.Tôi có 2 cách giải quyết như sau.
  • Cách 1: Tìm một thời điểm phù hợp, làm dự toán phát sinh, ký thêm Phụ lục hợp đồng cho phần khối lượng phát sinh, tất nhiên đi theo là hệ thống biên bản nghiệm thu chất lượng, nghiệm thu khối lượng cho phù hợp, chú ý thời gian. Trong phụ lục hợp đồng thống nhất phát sinh này sẽ thanh toán khi quyết toán. Quyết toán khớp hồ sơ bình thường.int 1
  • Cách 2: Làm văn bản gửi Kho bạc để xin rút hồ sơ về điều chỉnh lại. Nếu không thì Kho bạc cũng sẽ trả lại hồ sơ vì giá trị thanh toán vượt giá trị hợp đồng mà không do phát sinh hợp lệ. Lỗi chính thuộc Chủ đầu tư, nếu không giải quyết được thì Chủ đầu tư chịu trách nhiệm và đền bù cho việc thất thoát vốn NSNN (nếu giá trị thanh toán vượt giá trị hợp đồng). Một số công việc có tổng khối lượng các lần thanh toán > hợp đồng": Do đó Hồ sơ nghiệm thu và thanh toán có sai sót về khối lượng và giá trị. Vì vậy, lấy hồ sơ nghiệm thu và thanh toán đợt gần nhất về điều chỉnh cho khớp với KL hợp đồng mà không do phát sinh hợp lệ.
  • Kế toán xây dựng Trả lời: Tình huống này là khá khó khăn. Chúng ta phải chú ý kiểm soát ngay từ đầu. Ai sử dụng Phần mềm Quyết toán sẽ có quy trình kiểm soát, phần mềm tính toán tự động, đến đâu phải kiểm soát đến đó, nên không bao giờ khối lượng vượt có thể vào PL03a. Đây là tình huống của người không được đào tạo bài bản, không sử dụng phần mềm Quyết toán nên nó xảy ra như vậy.
ke-toan-xay-dung688
  • Câu hỏi 2: Tôi cũng có gặp trường hợp như thế nhưng thực tế hợp đồng quy định: thanh toán 90% khối lượng hoàn thành . Tiện đây tôi cũng chia sẻ cho mọi người cùng biết cách giải quyết.
  • TH1: Chủ đầu tư sau khi lập PL03a xong cho giá trị là 10 tỷ (100%), nhưng chỉ thanh toán 90% giá trị là 9 tỷ, khi lập “giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư” gửi Kho bạc thì Chủ đầu tư đề nghị thanh toán 9 tỷ, khi đủ điều kiện thanh toán lúc đó hồ sơ có Phụ lục 3a thể hiện giá trị 10 tỷ ở Kho bạc, chỉ việc lập “giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư” 1 tỷ mà không cần làm lại thủ tục và PL3a nữa.Việc thu lại 10% bảo hành, thì khi làm thanh toán lần 1, giai đoạn bảo hành chưa chính thức bắt đầu.
  • TH2: PL03a cứ làm bình thường với giá trị 100%. Ghi ở dưới cùng của bảng theo quy định hợp đồng chỉ thanh toán 90%, nên đề nghị kho bạc chỉ chuyển giá trị là 90%*10 tỷ.
  • Câu hỏi 3: Em có trường hợp này nhờ a Thái Sơn tư vấn hộ. Hồ sơ thanh quyết toán bên em gồm ( Lũy kế giá trị thanh toán (theo phụ lục 03a) là 4 tỷ - Lũy kế giá trị thanh toán theo phụ lục 04 là 1 tỷ

    + Khi đó giá trị quyết toán hợp đồng thực chất là 5 tỷ thì giá trị này sẽ được ghi trong biểu mẫu nào. Vì trong 03a; 04 không có vị trí điền thông tin này?

    ke-toan-excel-xay-dung-5

    BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

    Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

    + Nếu thêm một biểu mẫu tự nghĩ ra kẹp vào hồ sơ thì pháp luật có cấm không?

  • Kế toán xây dựng Trả lời: Phụ lục 03a vẫn là 2 tỷ (theo hợp đồng), Phụ lục 04 vẫn là 0,5 tỷ (theo phụ lục hợp đồng), không phải điền vào vị trí nào nữa.
  • Kế toán xây dựng Trả lời: Từ 2 Phụ lục này chủ đầu tư sẽ lập “giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư” gửi Kho bạc cho cả 2 khoản. Hoặc lập hai “giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư” cùng lúc đều được
  • Kế toán xây dựng Trả lời: Nếu thêm một biểu mẫu tự làm thì pháp luật không cấm bạn nhé
  • Câu hỏi 4: Trường hợp chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu khối lượng hoàn thành: Thanh toán đợt 1 giá trị 2 tỷ, thanh toán đợt 2 giá trị 2 tỷ.Tuy nhiên, đến kỳ quyết toán, khối lượng còn phải thanh toán là 1 tỷ, chủ đầu tư phát hiện ra hồ sơ thanh toán đợt 1 & đợt 2 của nhà thầu sai khối lượng, nên phải giảm trừ 800 triệu.Vậy khi đó giá trị quyết toán thực tế là 4,2 tỷ sẽ được trình bày theo mẫu biểu như thế nào, phần giảm trừ đó điền vào cột nào, biểu mẫu nào?
  • Kế toán xây dựng Trả lời: Khi làm thanh toán các đợt Kho bạc không bắt buộc bạn phải ghi tất cả các loại công việc của hợp đồng mà chỉ ghi những loại công việc thanh toán ở giai đoạn đó.
  • Nhưng không công trình nào tránh được các trường hợp của Bạn ghi trên, vì thế các bạn lưu ý khi lập cột hợp đồng ghi hết các công việc theo hợp đồng để nhỡ khi gặp sự cố phải trừ lại thì trong đợt thanh toán tiếp theo chỉ cần vào loại công việc đó mà ghi khối lượng âm.
  • Trong bảng thanh quyết toán không ghi giá trị âm. Mà phải làm đúng ngay từ đầu: Nghiệm thu khối lượng thật, số liệu thật. Trường hợp phải giải ngân có biên bản nghiệm thu khối lượng.

cac-van-de-trong-ke-toan-xay-dung
  • Câu hỏi 5: Với những công việc Tạm tính, việc thanh toán sẽ như thế nào?
  • Thông thường hiện nay đa số là căn cứ vào các mã hiệu đơn giá, định mức của Nhà nước.
  • Với hợp đồng trọn gói và Hợp đồng đơn giá cố định, thanh toán sẽ theo đơn giá trong hợp đồng.
  • Với hợp đồng đơn giá điều chỉnh, các khối lượng công việc tạm tính được thanh toán phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư dựa trên các yếu tố đầu vào như:
  • + Hóa đơn chứng từ, Phiếu nhập kho của Vật tư tạm tính đó.
  • + Hợp đồng mua bán vật tư (nếu cần); Các báo giá thời điểm thi công (nếu cần).
  • + Một số trường hợp có thể là chứng thư thẩm định giá của đơn vị thẩm định giá có chức năng. Hoặc là kết quả thẩm tra hoặc thẩm định đơn giá, giá vật liệu, giá nhân công, ca máy.

  • Câu hỏi 6: Chào Anh Sơn cho em hỏi trường hợp Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu mua toàn bộ vật liệu chính trước để tránh việc trượt giá, sau đó việc thanh toán theo giai đoạn sẽ được xử lý như thế nào? Vì thông thường thanh toán giai đoạn thì giá vật tư phải là giá theo thời điểm nghiệm thu công việc?
  • Trường hợp này cần có sự đồng ý của Chủ đầu tư trong chủ trương thanh toán:Nhà thầu cần có công văn tờ trình xin CĐT thanh toán tạm ứngCĐT đồng ý chủ trương thanh toán và yêu cầu Nhà thầu lập hồ sơ
  • Hồ sơ bao gồm: Khối lượng vật liệu nhập về công trường bao gồm phiếu nhập kho và hóa đơn chứng từ
  • Việc thanh toán do Chủ đầu tư xác nhận có thể là toàn bộ hoặc 80-90% tùy theo chủ trương
  • Việc thanh toán với nhiều nhà thầu sẽ cần xem xét hóa đơn, chọn hóa đơn thấp nhất hoặc cần có việc thẩm định phê duyệt giá của Chủ đầu tư
  • Việc thanh toán giai đoạn về sau sẽ bỏ giá trị phần vật liệu chính đã được thanh toán trong các công tác nêu trên. Nhà thầu cần có giải pháp đàm phán với Chủ đầu tư về cách thức thanh toán để đỡ thiệt thòi nhất. Vì Nhà thầu xứng đáng được hưởng những khoản chi phí đuôi đi kèm (Chi phí TT khác, Chi phí chung, Lãi tính trước, Lán trại)

ke-toan-trong-cong-ty-tu-van-thiet-ke
  • Câu hỏi 7: Anh Sơn cho em hỏi : Giá trị hợp đồng A-B là 100 tỷ, Hợp đồng đơn giá điều chỉnh. Có 5 đợt thanh toán, mỗi đợt 20 tỷ. Tuy nhiên, sau khi thanh toán được 3 đợt, giá trị thanh toán đã đạt đến 75 tỷ. Đợt 4 có giá trị khoảng 25 tỷ, Chủ đầu tư đồng ý cho thanh toán, nhưng vì giá trị thanh toán đạt đến 100 tỷ (vượt 95% theo quy định hợp đồng) nên phòng Kế toán bên A không chuyển tiền? bây giời em cần xử lý như thế nào ?
  • Trường hợp này giải quyết như sau: A và B cần đàm phán ký kết phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá trị, cụ thể có thể B lập một dự toán điều chỉnh để A phê duyệt và ký PLHĐ. Giá trị dự toán điều chỉnh cần căn cứ vào các giá trị đã thanh toán và các giá trị dự kiến sẽ thực hiện. Việc Lập dự toán phải đảm bảo dự trù các yếu tố phát sinh để tránh phải lập và phê duyệt lại nhiều lần về sau.

Các câu hỏi về báo cáo quyết toán vốn ?


  • Câu hỏi 1:  Xin chào Sơn mình muốn hỏi như thế này . Khi nhận 1 hồ sơ xây dựng để làm kiểm toán sẽ phát hành báo cáo: 1. Theo BC quyết toán chi phí, 2. Theo Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Vậy dựa vào cơ sở nào để phân biệt 2 loại báo cáo này (Có phải theo Báo cáo quyết toán vốn mà chủ đầu tư lập không)?
kế toán xây dựng

Kế toán thanh quyết toán

  • Kế toán xây dựng Trả lời: Theo Điều 5, Thông tư số 19/2011/TT-BTC: Tùy theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư có thể thực hiện quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình hoặc từng gói thầu độc lập ngay sau khi hạng mục công trình, gói thầu độc lập hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư. Giá trị đề nghị quyết toán của hạng mục công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư tổng quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung của dự án cho từng hạng mục công trình thuộc dự án trình người có thẩm quyền phê duyệt; không thẩm tra lại đối với các hạng mục công trình, gói thầu độc lập đã được thẩm tra và phê duyệt theo quy định.
  • Như vậy có nghĩa là theo yêu cầu của chủ đầu tư đơn vị kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành hoặc báo cáo quyết toán chi phí?
  • Trường hợp 1: Như trên đã nêu Người QĐ đầu tư yêu cầu CĐT lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư cho hạng mục nào đó thì lập mẫu 1-6, không lập mẫu 7, 8 (trường hợp này sẽ chuyển lên cơ quan thẩm tra quyết toán như bình thường.).
  • Trường hợp 2: Trường hợp này hay gặp. Phải báo cáo chi phí nào đó (thường là chi phí xây lắp) theo yêu cầu của Chủ đầu tư hoặc Tư vấn của CĐT. Trường hợp này đối với các dự án kéo dài, mục đích của việc phát hành báo cáo này là chốt giá trị luôn, để sau này khỏi phải lằng nhằng (trường hợp này không có báo cáo QTV đầu tư làm cơ sở nên việc phát hành báo cáo này không thể gọi là BCKT QTV, báo cáo này chỉ có thể gọi là “Báo cáo xây lắp” chẳng hạn, làm cơ sở cho việc phát hành báo cáo sau này. Trường hợp này CĐT quyết định. Mục đích của việc này cũng là nghiệm thu để thanh toán theo giai đoạn cho đơn vị kiểm toán, vì dự án quá dài, không thể đợi báo cáo QTVHT rồi phát báo cáo mới lấy tiền, cần có khối lượng để thanh toán, đây cũng là cơ sở để nghiệm thu, thanh toán giai đoạn.
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng khi cần nhé

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x