Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Kinh nghiệm thanh tra bảo hiểm - Kế Toán Xây Dựng

Kinh nghiệm thanh tra bảo hiểm

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Như đã hứa sau khi chiến đấu với đợt thanh tra bảo hiểm xã hội xong thì tôi sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm mà tôi đã trải qua, từ việc chúng ta chuẩn bị hồ sơ gồm những gì, và câu truyện về việc thanh tra bảo hiểm tại doanh nghiệp tôi làm như thế nào.

Nào hãy tìm hiểu cùng kế toán sản xuất nhé !

I - Nguyên nhân và câu truyện thanh tra BHXH

  • Ở bài viết này chỉ mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm thực tế của tôi, nó có thể đúng với bạn có thể không nên bạn hãy xem và chắt lọc ra những điều quý báu và tinh hoa nhất nhé.
  • Bước 1: Tôi sẽ chia sẻ với bạn những tình huống mà cơ quan bảo hiểm sẽ có động thái thanh tra bảo hiểm tại doanh nghiệp bạn đó là
  • Những Doanh nghiệp vừa quyết toán thuế 
  • Tiếp đến là những doanh nghiệp bị nghi ngờ trục lợi bảo hiểm. 
  • Ví dụ: Doanh nghiệp của tôi có 10 lao động đã qua đào tạo và tham gia BH nhưng chưa cộng thêm 7% so với mức lương tối thiểu và như thế trục lợi tiền bảo hiểm. Để hiểu hơn các bạn xem hình ảnh kết luận phía dưới nhé
2018-01-19_0-55-20
  • Những DN nào chuẩn bị thanh toán tiền hưởng trợ cấp bảo hiểm: Thai sản, ốm đau thì cũng có khả năng bị thanh tra bảo hiểm vì cơ quan bảo hiểm sẽ nghi Doanh nghiệp sử dụng lao động ảo đóng nhờ bảo hiểm ( thai sản, ốm đau, .. ) để hưởng chế độ BHXH 1 lần
  • Doanh nghiệp nợ bảo hiểm XH nhiều và kéo dài không có dấu hiệu nộp.
  • Và có thể chỉ đơn là khi DN bạn Báo giảm, bổ sung lao động
  • Bước 2: Sau khi bạn nằm trong tầm ngắm vì 1 trong những lý do trên thì:
  • Cơ quan bảo hiểm sẽ gọi cho kế toán hoặc Giám đốc để thông báo về thời gian kiểm tra và nội dung kiểm tra.
  • Và cơ quan bảo hiểm sẽ gửi thông báo và yêu cầu nội dung, hồ sơ kiểm tra về DN
ho-so-chuan-bi-thanh-kiem-tra-bao-hiem
  • Bước 3: Các bạn chuẩn bị những hồ sơ mà họ đã yêu cầu như hình trên. Và tôi sẽ lưu ý với bạn 1 số điều liên quan đến chuẩn bị hồ sơ như sau:
  • Lưu ý 1: Về hợp đồng lao động, hồ sơ lao động
  • Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: sơ yếu lý lịch có xác nhận địa phương, đơn xin việc, chứng minh nhân dân công chứng, giấy khám sức khoẻ, bằng cấp công chứng.
  • Các bạn phải ghi đủ các nội dung được ký, và quan trọng là Chữ ký trên hợp đồng lao động phải giống với chữ ký trên bảng thanh toán lương và sơ yếu lý lịch. Nếu ký khác quá là Bảo hiểm yêu cầu ký lại.
1
  • Ở những DN Xây lắp thường chế nhân công rất nhiều bằng cách lấy CMND của người lạ để làm hợp đồng nhưng lại không để ý đến độ tuổi của họ và gây đến tình trạng Hợp đồng lao động với người đã qua độ tuổi lao động. Nếu gặp thì bạn Phải bổ sung Sổ BHXH; quyết định hưu, quyết định hưởng mất sức,….
2
  • Tiếp theo các bạn kế toán xây dựng cần chú ý đối với Hợp đồng lao động có thời hạn lớn hơn 3 tháng Nếu không đóng bảo hiểm thì phải có thẻ bảo hiểm còn giá trị sử dụng.
  • Và bạn cần lưu ý nếu là hợp đồng thử việc thì thời hạn hợp đồng thử việc cần phải phù hợp với quy định của nhà nước.
  • Ví dụ: với lao động thời vụ không cần thử việc mà bạn lại làm hợp đồng thử việc 1-2 tháng thì sẽ bị truy thu bảo hiểm khoảng thời gian thử việc đó. Mức lương và các khoản phụ cấp phù hợp với mức đóng và quy định.
  • Lưu ý 2: Về Bảng chấm công và bảng thanh toán lương
  • Bảo hiểm sẽ kiểm tra rất kỹ trường hợp thai sản cho nên bạn cần để ý Thời gian chấm công và tính lương phải khớp với thời gian ghi trong hợp đông lao động. Chữ ký trên bảng thanh toán phải khớp với trên hợp đông lao động và các chứng từ xin việc.
  • Họ sẽ đối chiếu với những gì mình đã báo tăng, giảm trên hệ thống bảo hiểm, nên ngay cả số hiệu hợp đồng làm việc và ngày ký hợp đồng cũng phải phù hợp với những gì đã khai báo nhé.
  • Để chắc chắn bạn chuẩn bị thêm cả phiếu chi thanh toán lương (thanh toán lương bằng tiền mặt) hoặc danh sách thanh toán kèm uỷ nhiệm chi (nếu doanh nghiệp thanh toán lương qua chuyển khoản).
  • Lưu ý 3: Về Thang bảng lương
  • Bắt buộc phải đăng ký, nếu chưa đăng ký thì bạn làm hồ sơ luôn đem nộp tại phòng LĐTBXH quận, tầm 5-10 ngày sau là có kết quả. Cái này cần có trước khi thanh kiểm tra là được.
  • Các bạn cần nộp đầy đủ thang bảng lương nếu có sự thay đổi về mức tiền lương. Và ở đây doanh nghiệp tôi cũng đã gặp 1 lỗi như sau
10
  • Bước4: Làm việc với cơ quan Bảo Hiểm
  • Sau khi các bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì cơ quan bảo hiểm kiểm tra hồ sơ. Kinh nghiệm ở đây là các bạn nên nắm rõ tình hình của DN và lường trước sự việc và có động thái với bên bảo hiểm nếu bạn sai.
  • Còn nếu nhưng chúng ta đúng hoặc không thể sửa sai bằng cách tà đạo thì  sẽ kết thúc buổi làm việc và sẽ có biên bản làm việc và 2 bên ký xác nhận.
  • Bước 5: Cuối cùng là Cơ quan bảo hiểm sẽ gửi cho bạn 1 Tờ Kế luận thanh tra
kế toán xay dựng
  • Và tất nhiên rồi trong đó sẽ có thông báo về việc truy thu tiền Bảo hiểm và tiền lãi. Và sau đây là biên bản kết luận của đợt vừa rồi tôi mới trải qua.
thanh-tra-bao-hiem-xa-hoi
  • Vâng thật là thảm hại đúng không các bạn. Đó là kinh 1 trong nhiều kinh nghiệm mà tôi đã trải qua, Còn bạn thì sao ?. Nếu bạn đang gặp khó khăn như tôi trước đây thì Đừng ngại ngần chia sẻ với tôi. Tôi sẽ giúp bạn hết sức trong khả năng của tôi.
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x