Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Điều Chỉnh Giảm Lỗ Sau Khi Quyết Toán - Kế Toán Xây Dựng

Điều Chỉnh Giảm Lỗ Sau Khi Quyết Toán

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

​Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn chuyên sâu về vấn đề " Cách hạch toán điều chỉnh giảm lỗ sau khi quyết toán ". Và để cụ thể hơn thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu câu hỏi của 1 bạn học viên khóa kế toán xây dựng của tôi vừa quyết toán thuế xong nhé.

  • Anh Sơn ơi Công ty em năm 2018 bị thanh tra và có kết luận xử phạt là:
  • Phạt truy thu thuế GTGT: 1.876.283 đ
  • Phạt nộp chậm : 316.680 đ
  • Phạt vi phạm hành chính về thủ tục thuế: 1.200.000 đ
  • Phạt vi phạm hành chính về kê khai sai: 168.686 đ
  • Năm nay công ty em quyết toán, thuế yêu cầu giảm số lỗ tổng cộng các năm là : 700.000.000 Nhưng trong bảng CĐKT hiện là lỗ 800.000.000. Vậy em phải định khoản như thế với khoản giảm lỗ này nào sang năm 2018 của số lỗ chênh lệch.

Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé !

I - Cách hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy nộp thuế

  • Về Cách hạch toán các khoản nộp phạt thì tôi đã chia sẻ với các bạn TẠI ĐÂY rồi. Và sau đây chúng ta cùng nhau áp dụng vào câu hỏi của bạn học viên này nhé.
  • Hạch toán : Nợ TK 4211 / Có TK 3331 = 1.876.283 đ
  • Nộp thuế : Nợ 33311/ có 111,112 = 1.876.283 đ
  • Hoạch toán : Nợ 811/ có 3339= 316.680 đ
  • Nộp thuế : Nợ 3339/ có 111,112= 316.680 đ
  • Hoạch toán : Nợ 811/ có 3339= 1.200.000 đ
  • Nộp thuế : Nợ 3339/ có 111,112= 1.200.000 đ
  • Hoạch toán : Nợ 811/ có 3339= 168.686 đ
  • Nộp thuế : Nợ 3339/ có 111,112= 168.686 đ
  • Chú ý: Chi phí tiền nộp phạt này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
  • Cuối năm: Khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%
  • Thứ 1. Về Sổ sách kế toán năm 2018: không cần chỉnh sửa bất kỳ một bút toán nào của năm các năm từ 2017 trở về trước các chi phí trên đều thuộc chi phí kế toán không thêm hoặc xóa bất kỳ một bút toán nào vì đã có quyết định thanh tra thuế.
  • Ở đây bạn có nói số lỗ các năm  từ 2017 về trước=  - 800.000.000 đ
  • Nếu đây là khoản thu nhập phát sinh lỗ đúng luật thuế thì được chuyển lỗ là 05 năm theo luật bắt đầu từ từ năm tài chính kế tiếp năm PS lỗ là hết hạn chuyển lỗ theo luật
  • Nhưng do bạn đưa chi phí vào không được tính là chi phí hợp lý nên theo luật thuế bị xuất toán các chi phí không được chấp thuận theo luật thuế bằng -700.000.000 đ. Như vậy bạn phải giảm lỗ theo yêu cầu của cơ quan thuế
kế toán xây dựng

Diều chỉnh giảm lỗ sau khi quyết toán

  • Vì Giảm các loại chi phí của những năm trước là 700.000.000đ cho nên Số lỗ bị giảm thực tế còn = - 800.000.000đ + 700.000.000đ= - 100.000.000đ
  • Như vậy Số lỗ trên tờ khai quyết toán thuế đang là = - 800.000.000đ sau khi loại các khoản bất hợp lý doanh nghiệp bị giảm lỗ xuống còn =-100.000.000đ (Tổng giảm lỗ: 700.000.000đ)
  • Và vì vậy -100.000.000đ chính là số lỗ theo luật thuế sau khi giảm lỗ mà doanh nghiệp chuyển lỗ theo luật thuế và số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo luật bắt đầu từ tài chính kế tiếp và hết hạn chuyển lỗ theo luật. (đi từ TT130-TT123-TT 218-TT78-TT96…bạn tự đọc và tìm hiểu thêm )
  • Nhưng còn về Sổ sách kế toán thì bạn vẫn phải hoạch toán bình thường đó là lũy kế đến đầu năm 2018 kết chuyển lỗ: Nợ TK 4211/ Có TK 4212= -800.000.000đ
  • Tại sao lại thế?. Thì ngay sau đây tôi sẽ đưa ra 2 Trường hợp cụ thể và phân tích giúp bạn hiểu và áp dụng tốt hơn nhé.
  • Trường hợp 01 : Giả sử năm 2018 doanh nghiệp bạn làm ăn có lãi là 80.000.00đ, khi đó ta hạch toán bên Có TK 4212: 80.000.000đ  và khi quyết toán TNDN năm 2018 thì chúng ta Chuyển lỗ trên phụ lục chuyển lỗ 03-2a trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.
  • Nhưng Lỗ theo luật kế toán là -800.000.000đ ,Và trước đó Giảm lỗ Theo quyết định của cơ quan thuế là -700.000.000 Như vậy chúng ta còn 100.000.000 được chuyển lỗ sang năm 2018.
  • Số lỗ còn lại của 2018=100 triệu – 80 triệu = 20 triệu sẽ được chuyển tiếp tục các năm tiếp theo nếu làm ăn có lãi nếu số lỗ căn năm không quá 05 năm= > Năm 2018 sau khi chuyển lỗ không phát sinh thuế TNDN phải nộp.
  • Trường hợp 02 : Giả sử năm 2018 doanh nghiệp bạn làm ăn có lãi là 160.000.00đ, khi đó ta hạch toán bên Có TK 4212: 160.000.000đ  và khi quyết toán TNDN năm 2018 thì chúng ta Chuyển lỗ trên phụ lục chuyển lỗ 03-2a trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.
  • Nhưng Lỗ theo luật kế toán là -800.000.000đ ,Và trước đó Giảm lỗ Theo quyết định của cơ quan thuế là -700.000.000 Như vậy chúng ta còn 100.000.000 được chuyển lỗ sang năm 2018.
  • Số lãi của 2018=160 triệu – 100 triệu = 60 triệu và chính là DT tính thuế TNDN.
  • Chi phí thuế TNDN năm 2018: Nợ 8211/ có 3334=60.000.000 x 20%= 12.000.000 đ
  • Kết chuyển :Nợ 911/ có 8211=12.000.000 đ

III - Tóm Tắt Lại ý Chính Như Sau:

  • Thứ 1. Giảm lỗ theo quyết định kiểm tra quyết toán thuế không cần phải làm bút toán định khoản điều chỉnh sổ sách nào cả
  • Thứ 2. Không cần chỉnh sửa bất kỳ một bút toán nào của năm các năm Giảm Lỗ theo kết quả kiểm tra các chi phí phát sinh bị xuất toán trong biên bản đều thuộc chi phí kế toán không thêm hoặc xóa bất kỳ một bút toán nào vì đã có quyết định thanh tra thuế.
  • Thứ 3. Không cần làm lại bất kỳ sổ sách gì cả, chỉ cần xác định lại số lỗ theo quyết định thanh tra thuế để làm căn cứ giảm lỗ và chuyển lỗ cho các năm tiếp theo dựa theo chênh lệch lỗ giữa kết quả kiểm tra với sổ sách để làm căn cứ chuyển lỗ trên: phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2A/TNDN của tờ khai quyết toán TNDN năm
  • Thứ 4. Số chênh lệch Lỗ theo luật thuế sau khi giảm Lỗ = Số Lỗ theo sổ sách – Số giảm Lỗ theo quyết định là Lỗ mà doanh nghiệp được chuyển lỗ chuyển lỗ theo luật thuế và số lỗ được chuyển lỗ 05 năm theo luật bắt đầu từ tài chính kế tiếp và hết hạn chuyển lỗ theo luật.
  • Thứ 5. Giá trị giảm lỗ chính là giá trị chênh lệch vĩnh viễn giữa thuế và kế toán
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

About the author

Leave a comment: