Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Chi phí nhân công Công ty xây dựng - Kế Toán Xây Dựng

Chi phí nhân công Công ty xây dựng

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Trong bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn về các cách thức ký hợp đồng nhân công trong xây dựng. Và quan trọng nhất tôi sẽ chỉ cho bạn ưu nhược điểm của nó, và với cách nào thì chúng ta sẽ NÉ được bảo hiểm trong năm 2020 này.

Để từ đó chúng ta chọn phương pháp sử dụng nhân công tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Ngoài ra tôi còn tặng bạn 1 Khoá học Bảo hiểm - Tiền lương - Thuế TNCN Giải pháp cho năm 2020 hoàn toàn MIỄN PHÍ bạn hãy đăng ký nhận ngay ở phía dưới nhé!

Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé !

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

I - Giao khoán NC cho cá nhân không kinh doanh.

  • Để chia sẻ có tính xác thực hơn thì kế toán xây dựng xin kể ra 1 số thông tư bạn có thể tìm đọc, còn phần chia sẻ dưới tôi xin được tóm tắt lại để dễ hiểu hơn và từ đó chúng ta có 4 phương thức sử dụng nhân công.
  • Căn cứ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013
  • Căn cứ tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013: Về khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
  • Căn cứ tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 : Về cá nhân kinh doanh
  • Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công lắp đặt công trình, duy tu, sửa chữa các công trình xây dựng và dân dụng, xây dựng cầu đường ... thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công.
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân.
  • Về hóa đơn: Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn
  • Cục Thuế, chi cục thuế sẽ không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này.
  • 1. Hợp đồng giao khoán ( Mẫu Tại Đây )
  • 2. Biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán hoàn thành
  • 3. Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành
  • 4. Chứng minh nhân dân người làm đại diện
  • 5. Chứng từ thanh toán tiền mặt/ chứng từ ngân hàng đều được
  • 6. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN
  • Ưu điểm: Lợi thuế TNDN 20% và BHXH 32% không lo bảo hiểm vào truy thu
  • Nhược điểm: Nhân công không có VAT như vậy toàn bộ thuế đầu ra DN phải nộp và còn phải khấu trừ 10% thuế TNCN

II - Hợp đồng khoán việc cho 1 cá nhân không kinh doanh

  • Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định.
  • Đối với cá nhân ký hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì công ty thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
  • Trường hợp, cá nhân ký hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì cá nhân lao động đó làm bản cam kết 02/CK-TNCN (Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN
  • Cá nhân lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
  • Đối với cá nhân lao động đã làm bản cam kết 02/CK-TNCN nhưng tổng mức thu nhập thực tế trong năm trên 108.000.000 đồng thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế.
  • Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc (hợp đồng dịch vụ - không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
  • Các thủ tục cần thiết: Ký hợp đồng khoán việc với cá nhân không kinh doanh
  • 1. Hợp đồng khoán việc ( Mẫu Tại Đây )
  • 2. Biên bản nghiệm thu khối lượng khoán hoàn thành
  • 3. Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành
  • 4. Chứng minh nhân dân người nhận khoán
  • 5. Chứng từ thanh toán tiền mặt/ chứng từ ngân hàng đều được
  • 6. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN hoặc Bản cam kết 02/CK-TNCN
  • Ưu điểm: Lợi thuế TNDN 20% và BHXH 32% không lo bảo hiểm vào truy thu. Nếu cá nhân có tổng thu nhập thực tế trong năm dưới 108.000.000 đ thì được làm cam kết 02/CK-TNCN để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN.
  • Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét bản chất công việc để ký kết hđ phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hđ sai quy định, dẫn đến xử phạt hành chính.
  • Bởi vì hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định.
  • Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động.
  • Nhược điểm: Nhân công không có VAT như vậy toàn bộ thuế đầu ra DN phải nộp và còn phải khấu trừ 10% thuế TNCN đối với cá nhân có tổng thu nhập thực tế trong năm trên 108.000.000 đ

III - Giao khoán cho cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh

  • Phương thức 02: Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh thuộc diện được cấp hóa đơn bán hàng thông thường của cơ quan thuế
  • Ưu điểm: Hóa đơn nhân công của thuế cấp là hóa đơn Trực tiếp không có VAT, doanh nghiệp chỉ được lợi thuế TNDN 20%, thuế TNCN 10% không lo bị truy thu BHXH 32% không lo bảo hiểm vào truy thu
  • 1. Không phải chấm công
  • 2. Không phải tính lương
  • 3. Không cần có hồ sơ lao động
  • 4. Không phải nộp bảo hiểm
  • 5. Không tốn giấy tờ khác.
  • Nhược điểm: Hóa đơn nhân công của thuế cấp là hóa đơn Trực tiếp không có VAT và như vậy toàn bộ chi phí nhân công thuế đầu ra DN phải nộp
  • Các thủ tục cần thiết
  • 1. Hợp đồng giao khoán nhân công
  • 2. Biên bản nghiệm thu
  • 3. Quyết toán khối lượng giao khoán
  • 4. Lên cơ quan thuế mua HĐ NC: tốn 7% thuế = 2% TNCN + 5% GTGT " Căn cứ theo thông Tư 92 Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán"
  • Lưu ý: Đối với trường hợp này mặc dù chúng ta chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì khi lên cơ quan thuế họ vẫn không bán hoá đơn nhân công cho. Nhưng căn cứ theo thông tư 39/2014/TT-BTC ban ngày 31/03/2014 thì không hề nói về việc không bán hoá đơn nhân công tại chi cục thuế nữa!
kế toán xây dựng

Chi phí nhân công Công ty xây dựng

IV - Giao khoán nhân công cho Cty XD thầu nhân công 

  • Phương thức 03: Giao khoán nhân công cho công ty xây dựng hoặc có khả năng thi công công trình khác
  • Ưu điểm: Lợi thuế TNDN 20% đảm bảo thuế không thể bóc mà bảo hiểm cũng không thể sở gáy, thuế TNCN 10% không lo bị truy thu , BHXH 32% không lo bảo hiểm vào truy thu
  • 1. Không phải chấm công
  • 2. Không phải tính lương
  • 3. Không cần có hồ sơ lao động
  • 4. Không phải nộp bảo hiểm
  • 5. Không tốn giấy tờ khác.
  • Nhược điểm: Hồ sơ Thanh toán đầy đủ làm việc với doanh nghiệp tử tế tránh giao dịch công ty trốn, ngừng hoạt động…làm ăn không đàng hoàng.
  • Các thủ tục cần thiết
  • 1. Hợp đồng giao khoán nhân công
  • 2. Biên bản nghiệm thu
  • 3. Biên bản xác nhận khối lượng giao khoán
  • 4. Quyết toán khối lượng giao khoán
  • 5. Hóa đơn VAT
  • 6. Ủy nhiệm chi thanh toán ngay

V - Doanh nghiệp bạn bao thầu luôn nhân công

  • Phương thức 04: Doanh nghiệp tự tìm nhân công và xây dựng
  • Ưu điểm: Doanh nghiệp được lợi thuế TNDN 20%, dưới 1 tháng tuy có: Bản cam kết thu nhập cá nhân - Mẫu số 02/CK-TNCN căn cứ vào Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính Nhưng cũng không thể ăn chắc
  • Nhược điểm: Nhân công tự chấm và chế nên không có VAT như vậy toàn bộ thuế đầu ra DN phải nộp và còn có:
  • 1. Khối lượng công việc phòng kế toán nhiều, phải lo nhiều mặt, thuế vào giải trình khốn khổ, 
  • 2. Bảo hiểm vào thì luống cuống giải thích và nếu không giải thích được thì truy thu BHXH 32% và tiền phạt
  • Các thủ tục cần thiết
  • 1. Hợp đồng lao động, chứng minh thư, Hồ sơ người lao động nếu có
  • 2. Bảng chấm công, tính lương
  • 3. Bản cam kết 02/CK-TNCN để tạm không khấu trừ thuế TNCN 10% phải có MST tại thời điểm cam kết và chỉ có thu nhập tại 1 nơi và ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế.
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x