Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Trích lập quỹ tiền lương - Kế Toán Xây Dựng

Trích lập quỹ tiền lương

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Trong bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn về " Trích lập dự phòng 17% quỹ lương " Cách chúng ta kéo chi phí của tương lai về hiện tại để tăng chi phí tính thuế TNDN trong khuôn khổ của pháp luật

Nào, các bạn hãy cùng kế toán xây dựng tìm hiểu nhé !

I- Trích lập quỹ dự phòng 17% quỹ lương

  • Vậy quỹ tiền lương thực hiện là gì?
  • Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
  • Và bạn cần lưu ý rằng:
  • Việc trích lập dự phòng TLương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp của bạn không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
  • Trường hợp quỹ tiền lương của doanh nghiệp đã được duyệt theo quy định thì việc trích lập dự phòng quỹ tiền lương phải đảm bảo nguyên tắc số tiền trích lập dự phòng = Tổng số tiền lương, tiền công thực tế đã chi trả đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán không vượt quá tổng tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động theo quỹ tiền lương đã được duyệt (nếu có).

II- Ví dụ cụ thể

  • Sơn sẽ trích 2 ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn nhé: DN bạn có quỹ tiền lương năm 2017  phải trả cho người lao động đã được duyệt là 8 tỷ đồng
  • Ví dụ 1: Không vượt quá quỹ tiền lương đã được phê duyệt là 8 tỷ
  • Trong năm 2017 bạn đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động số tiền 6 tỷ đồng
  • Như vậy đến cuối ngày 31/12/2017 còn dư lại 2 tỷ đồng so với quỹ tiền lương đã được duyệt.
  • Trong quý I năm 2018 bạn tiếp tục sử dụng quỹ tiền lương năm 2017 để chi trả tiền lương tiền công của năm 2017 là 600 triệu đồng.
  • Như vậy quỹ tiền lương thực hiện năm 2017 đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán là 6.6 tỷ đồng.
  • Để đảm bảo việc trả lương năm sau không bị gián đoạn, Bạn được trích lập quỹ dự phòng mức tối đa là: 6.6 tỷ đồng x 17% = 1,122 tỷ.
  • Tổng số tiền lương được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2017 = 6.6 tỷ đồng + 1,122 tỷ đồng = 7.722 tỷ đồng.
  • Ví dụ 2: Vượt quá quỹ tiền lương đã được phê duyệt là 8 tỷ
  • Tính đến cuối ngày 31/3/2018 bạn đã chi trả tiền lương, tiền công trong năm 2017 và chi bổ sung trong 3 tháng đầu năm 2018 tổng cộng là 7.5 tỷ đồng.
  • Vậy để đảm bảo việc trả lương không bị gián đoạn, Bạn được trích lập quỹ dự phòng mức tối đa là: 7.5 tỷ đồng x 17% = 1,275 tỷ đồng.
  • Tổng số tiền lương năm 2017 nếu tính đúng 17% trên quỹ lương thực hiện bằng (=) 7,5 tỷ đồng + 1,275 tỷ đồng = 8.775 tỷ đồng.
  • Tuy nhiên do quỹ lương phải trả cho người lao động đã được duyệt theo quy định là 8 tỷ đồng, do vậy tổng số tiền lương được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế của năm 2017 là 8tỷ đồng.
  • Trường hợp năm trước doanh nghiệp của bạn có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
  • Ví dụ 3: Sang năm sau chưa dùng hết quỹ dự phòng tiền lương
  • Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2017, DN của bạn có trích quỹ dự phòng tiền lương là 5 tỷ đồng
  • Đến ngày 30/06/2018, DN của bạn mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2017 là 3 tỷ đồng
  • Thì DN bạn phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2018) là 2 tỷ đồng (5 tỷ – 3 tỷ).
  • Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2018 nếu DN bạn có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
trích-lập-dự-phong-17-quy-luong
  • Ok như vậy bản chất của việc này là bạn đã kéo chi phí của năm kế tiếp " 2018 " về hiện tại " 2017 " để phục vụ cho việc chúng ta tăng chi phí.
  • Và cứ tiếp tục như vậy năm 2018 chúng ta lại sử dụng trước chi phí của năm 2019 và nó cứ kéo dài, kéo dài đến khi công ty bạn ngừng hoạt động thì thôi.
  • Quá tuyệt đúng không bạn. Thật ra những kiến thức này đều có trong luật và thông tư hết rồi, chỉ là chúng ta có biết và vận dụng vào thực tế hay không mà thôi.
  • Những kiến thức này được kế toán xây dựng trích từ Điều 4.Khoản 2.6 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015
  • Và tôi luôn luôn và mong muốn được chia sẻ với bạn những kiến thức tuyệt vời nhất, đáng chú ý nhất và quan trọng những kiến thức đó nó áp dụng được vào thực tế mà không phải là lý thuyết xuông.
cac-van-de-trong-ke-toan-xay-dung1

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán online khi cần nhé.

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x