Xin chào các bạn, Tôi Thái Sơn đây.
Có phải bạn đang thắc mắc rằng: "Doanh nghiệp mình không có tổ chức công đoàn vậy có phải đóng kinh phí công đoàn không?"
Tôi biết rằng có rất nhiều bạn đang lúng túng và chưa đưa ra được câu trả lời chính xác cho việc này. Chính vì thế hôm nay Thái Sơn xin phép tóm gọn những nội dung chính Theo Nghị định 191/2013/NĐ Ban hành ngày 21/11/2013 để giúp bạn trả lời những câu hỏi sau.
- Thứ 1. Doanh nghiệp nào phải đóng kinh phí công đoàn: Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đoàn phí công đoàn.
- Thứ 2. Ai phải đóng kinh phí công đoàn, Mức đóng là bao nhiêu: Doanh nghiệp bạn sẽ phải đóng hết 2% trên tổng mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ (người lao động không phải đóng, ko bị trích, không bị trừ vào tiền lương khoản kinh phí công đoàn)
- Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn
- NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.
- DN phải đóng tất 100% của 2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ. Rồi sau đó định kỳ 3 đến 6 tháng làm hồ sơ lấy lại 70% của số tiền đã đóng là "2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ"
- Thứ 3. Nộp kinh phí công đoàn ở đâu: Doanh nghiệp bạn nộp tại địa chỉ liên đoàn lao động quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Thứ 4. Làm thế nào để lấy lại được 70% của số tiền đã đóng là 2% trên mức lương đang tham gia bảo hiểm cho NLĐ: Dn bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có
- Thứ 5. DN không đóng kinh phí công đoàn 2% thi sao:
- 1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- a) Chậm đóng kinh phí công đoàn
- b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định
- c) Đóng KPCĐ không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
- 2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
- Xem thêm: Kinh nghiệm xử lý hàng tồn kho bị âm
- Xem thêm: Kế toán xây dựng cơ bản tự làm
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.