Xin chào các bạn!
Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế có rất nhiều việc phải làm và cũng khá rắc rối khi chuẩn bị hồ sơ. Chính vì vậy, việc mà doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu là trau dồi kiến thức cho nhân viên, chỉ có kiến thức thực tế và kinh nghiệm thực tế mới giúp cho kế toán có thể xử lý tốt trong mọi tình huống và giúp cho doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro hơn.
Trong bài viết này Thái Sơn muốn đưa ra một số vấn đề mà các kế toán cần chú ý khi quyết toán thuế.
Mời mọi người tham khảo!
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ
Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm
I - Doanh thu
- Xuất hóa đơn: Các doanh nghiệp bán hàng thường vẫn thường xuất hóa đơn để đảm bảo sự cân đối cũng hợp lý trong vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề nằm ở chỗ ở các doanh nghiệp sẽ theo dõi trên hai hai hệ thống tách biệt là kế toán nội bộ và kế toán thuế. Kế toán nội bộ thường thì cập nhật thường xuyên theo yêu cầu báo cáo, còn kế toán thuế thường làm vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. . . Điều này dẫn tới việc nếu kế toán không quản lý hay thời gian ghi hóa đơn cách xa so với thởi điểm bán hàng dẫn đến 2 trường hợp sau: - Trường hợp 1: Giá bán không đồng nhất, chênh lệch nhau quá lớn mà không có sự kiểm soát cập nhật hàng ngày, dẫn đến cùng một mặt hàng lúc bán với giá rất thấp lúc lại bán với giá gấp 5- gấp 10. Và có khả năng bị ấn định thuế. - Trường hợp 2: Do không cập nhật được nhập xuất tồn thường xuyên, bán một mặt hàng viết hóa đơn một mặt hàng nên khả năng xảy ra xuất hàng âm. Điều này thì buộc kế toán phải cập nhật thường xuyên nhập xuất các mặt hàng để tránh xảy ra tình trạng này.
- Doanh thu chưa thực hiện: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sẽ nhận được những khoảng ứng trước của khách hàng và khách hàng yêu cầu phải xuất hóa đơn từng lần thanh toán. Điều này thực sai theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu của luật thuế. Nếu Kế toán không phân biệt được lại kê khai vào doanh thu của doanh nghiệp, trong khi đó chi phí chưa thực hiện làm cho lợi nhuận tăng cao, dẫn đến tiền thuế nộp sẽ bị độn lên.
- Hóa đơn xuất khẩu: Khách hàng là người nước ngoài và không yêu cầu doanh nghiệp phải xuất hóa đơn, Dẫn tới doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thiếu và sẽ bị cơ quan thuế phát hiện.
- Xuất hóa đơn mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh: Đây là lỗi phạt hành chính khi kinh doanh mặt hàng không đăng ký trên giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, khoản doanh thu đó sẽ bị cơ quan thuế nghi ngờ và bị đánh thuế trên toàn bộ khoản daonh thu đó.
- Xuất hàng biếu tặng, tiêu dùng nội bộ: Một số DN xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện, tiêu dùng nội bộ. . . nhưng không xuất hóa đơn GTGT nên lúc quyết toán thuế sẽ bị loại khoản này ra khỏi chi phí đồng thời tăng doanh thu các khoản này và tính thuế TNDN trên khoản doanh thu này.
- Xuất mã hàng khác nhau giữa đầu vào và đầu ra: Một số doanh nghiệp mua hàng hóa theo hóa đơn GTGT ghi một mặt hàng, nhưng thực chất là một mặt hàng có nhiều hơn một chủng loại, quy cách của mặt hàng đó. Khi DN xuất hóa đơn bán ra khách hàng lại yêu cầu xuất đúng chủng loại quy cách của mặt hàng đó theo số lượng tương ứng. Lúc đó sẽ có sự khác nhau giữa tên hàng mua vào và bán ra nếu không chứng minh được hàng hóa bán ra là chi tiết từ hàng hóa mua vào thì sẽ không- được chấp nhận đầu vào và phải nộp thuế TNDN trên doanh số bán ra này. Kế toán lúc nhận hóa đơn cần phải chú ý.
- Hàng ký gửi và đại lý bán đúng giá: Doanh nghiệp chỉ nhận hàng ký gửi, đại lý bán đúng giá thì doanh thu bán hàng không phải là là số tiền bán hàng của loại hàng hóa đó mà chỉ là hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý ký gửi nhưng kế toán lại xuất hóa đơn theo doanh thu bán hàng. Dẫn đến việc doanh thu doanh nghiệp ghi nhận cao hơn so với thực tế và doanh nghiệp phải chịu nhiều thuế TNDN hơn
- Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh: Tương tự như trường hợp hàng ký gửi, doanh thu doanh nghiệp nhận cũng không gồm toàn bộ doanh thu bán hàng và doanh nghiệp viết hóa đơn trên doanh thu bán hàng, làm cho doanh thu tăng thêm.
- Xem Thêm: Bí kíp xử lý giảm lỗ sau quyết toán
II - Chi phí được trừ
Cái chi phí được trừ này nó khác với doanh thu như thế nào?
À. Ngược lại so với doanh thu, các khoản chi phí thường sẽ bị cơ quan thuế bóc ra do không hợp lý. Trên thực tế nhiều chi phí sẽ được hợp lý khi có đủ bộ chứng từ do doanh nghiệp tự chuẩn bi nhưng vì nhiều lý do dẫn đến chi phí bị loại ra. Dưới dây là một số chi phí cần lưu ý:
- Chi phí hàng hủy do bị hư hỏng, hết hạn sử dụng: Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường sẽ nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ. Doanh nghiệp cần xây dựng quy định cho điều này
- Các khoản chi khoán bằng tiền mặt không có hóa đơn GTGT: công tác phí ăn trưa, lương theo doanh số. . Đây là các khoản chi khá nhạy cảm vì không có hóa đơn. Vì thế doanh nghiệp cần xây dựng bộ chứng thu chi cũng như quyết định, quy định cho việc chi phụ cấp cho người lao dộng để hợp thức hóa các chi phí này
- Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống có giá trị từ 1,6 tỷ trở lên cần phải được bổ sung ngành nghề vận tài, xuất một vài hóa đơn về vận tải để hợp lý hóa phần chi phí này.
- TSCĐ khi mua sắm cần phải hợp lý hóa sử dụng cho các bộ phận sử dụng: Doanh nghiệp cần chứng mình được các tài sản đó có tham gia hay liên qua đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, ngoài ra hóa đơn chứng từ của tài sản đó cũng cần đầy đủ
- Chi phí khấu hao TSCĐ: nếu đã áp dụng phương pháp nào là phải áp dụng thống nhất từ tất cả các kỳ kinh doanh, không được thay đổi giữa chừng khi cảm thấy việc tiêu hao chi phí TSCĐ cho một kỳ nào đó quá lớn mà không có hồ sơ tài liệu chứng minh. Nếu muốn thay đổi cần phải làm các thủ tục thay đổi gửi cơ quan thuế.
- NVL vượt mức định mức đã đăng ký với cơ quan thuế: Cần phải xây dựng định mức lớn hơn mức tiêu hao NVL thực tế từ 10-15% để tránh bị vượt mức. Trường hợp đã qua thời kỳ kế toán cần phải căn chỉnh lại sao cho mức tiêu hao thực tế nằm dưới định mức đã đăng ký. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu thêm về định mức của ngành, của vùng... để xây dựng mức hợp lý. Ví dụ về mức tiêu thụ xăng cho đơn vị vận tải.
- NVL tiêu hao không đúng công năng kỹ thuật cũng sẽ bị loại: Các hóa đơn nhiên vật liệu xăng dầu cần được chuẩn bị cho đúng thông số kỹ thuật xe như hóa đơn xăng cho xe chạy xăng, hóa đơn dầu cho xe chạy dầu và nơi xuất hóa đơn cho các loại xe đó
- Các chi phí dưới 200.000đ quá nhiều và cho những mặt hàng không nằm trong quy định về lập bảng kê bán lẻ.
- Tiền thù lao HĐQT cho thành viên HĐQT cần phải có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên HĐQT thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.
- Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn(không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên công ty. Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê VP với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn.
- Chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê, chi phí để có được TSCĐ không thuộc TSCĐ (bằng sáng chế tài liệu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ...) cần được phân bổ trong 3 năm nếu phân bố vượt quá 3 năm thì phần vượt đó bị loại trừ vào các năm từ năm thứ tư trở đi.
- Các khoản tiền vay của các đối tượng là cá nhân nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định thì sẽ bị loại, do đó cần phải hợp lý hóa bằng cách tăng gốc vay lên để giảm mức lãi suất xuống
- Do chi chiết khấu nằm trong loại chi phí bị khống chế 10% cho nên lúc xuất hóa đơn tính luôn giá đã có chiết khấu hàng bán để tránh hiện lên chi phí này.
- Các loại chi phí bị khống chế 10% lúc thực hiện nên biến tướng thành những loại chi phí tương tự nhưng không bị khống chế như: khảo sát thăm dò, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội chợ...
- Các khoản chi nhỏ cho việc đầu tư xây dựng cơ bản thường đưa vào chi phí của các năm chưa hình thành tài sản, tuy nhiên sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý. Do vậy cách chúng ta ghi chép sổ sách sao cho đó không phải là chi phí liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các hóa đơn giảm trừ doanh thu từ các khách hàng phát hành vì giảm khối lượng công việc hoàn thành, hoặc các đại lý gửi hàng xuất cho phần chiết khấu... kế toán cần để ý để ghi giảm chi phí tương ứng với phần hóa đơn điều chỉnh đó.
- Chi phí lương theo doanh thu phải được quy định tại hồ sơ công ty và mỗi lần thanh toán cần có bảng thanh toán lương đi kèm theo doanh thu tạo ra của mỗi cá nhân đó cũng như phiếu thu ứng với mỗi khoản doanh thu của cá nhân Tránh tình trạng lương tính theo doanh thu thực tế, doanh thu tính theo hóa đơn xuất ra, hoặc là tiền thu về chỉ có trên ngân hàng
- Chi phí sửa chữa TSCĐ phải phù hợp với tài sản hiện có, nếu không có loại tài sản theo hóa đơn sửa chữa thì cần yêu cầu người xuất hóa đơn ghi linh động theo tài sản mình hiện có. Nếu người xuất hóa đơn không đồng ý, doanh nghiệp cần tránh bỏ chi phí đó ra trước
- Chi phí thu mua hàng hóa, chi phí liên quan đến việc mua TSCĐ cần phải được tính vào tiền mua hàng, TSCĐ, không được đưa vào chi phí trong kỳ. Trường hợp không sửa được số liệu thì cần phải điều chỉnh lại câu chữ, cách ghi chép sao cho đó là chi phí trong kỳ chứ không phải chi phí thu mua
- Nếu không có hoạt động của công đoàn cấp trên thì không nên trích phần kinh phí công đoàn vì cq thuế sẽ loại khoản này ra.
- Cần phải cân đối số vốn đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị giấy tờ liên quan đến tiến độ góp vốn của cổ đông để tối đa hóa chi phí lãi vay
- Xác định những hóa đơn bị mất không xin được sao y bản chính thì loại luôn ra khỏi chi phí tổng giá trị hóa đơn đó, trường hợp xin được sao y bản chính thì đưa phần thuế GTGT của hóa đơn đó vào chi phí.
- Trường hợp hóa đơn xuất ra trước ngày có hóa đơn đầu vào thì cần có các chứng từ chứng minh: phiếu xuất kho của bên bán, biên bản giao nhận hàng... Tuy nhiên việc này không được tiếp diễn thường xuyên và ngày cách nhau thường không quá 5 ngày.
- Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn, lúc thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng, bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của bên bán và xác nhận của bên mua... thì chi phí đó mới hợp lý.
- Chi phí dùng thử, khuyến mại, chiết khấu hàng bán, quà tặng khách hàng... cần phải được xây dựng chương trình có quy mô, chặt chẽ, số lượng xuất ra cần phải phù hợp với chương trình đã xây dựng. Các chi phí này chi cho 1 người thì chi nên để ở mức dưới 10 triệu để tránh bị đánh thuế TNCN
- Nếu cơ cấu lương vào chi phí thì cần cân nhắc về mức thuế TNCN phải đóng so với mức thuế TNDN phải đóng thì mức nào lớn hơn.
- Chi phí thưởng các dịp lễ, tết hoặc theo doanh số... Nếu chưa có quy định thì để đưa vào chi phí đó vào một loại chi phí khác như hỗ trợ tăng thêm ăn trưa, lương kinh doanh năm
Video Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN Cực Hay
- Xem Thêm: Chi phí công tác phí trong doanh nghiệp
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.
P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn
Người Truyền Lửa Kế Toán
Thái Sơn