Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây
Những ngày vừa qua tôi đã được làm việc với đoàn thanh tra thuế và trong đó tôi lại gặp những câu hỏi của cán bộ thuế rất quen thuộc với ngành xây dựng chúng ta và tôi nghĩ chắc hẳn các sẽ cũng gặp nên tôi muốn chia sẻ với mọi người nhất là những bạn mới vào nghề và lần đầu tiếp xúc với cơ quan thuế về " Chi phí về muộn"
- Công trình đã hoàn thành bàn giao cho bên A tại sao còn mua gạch đá, cát sỏi, xi măng về làm gì?
- Lý do tại sao những hóa đơn cho những chi phí này lại cho vào sau, trong khi công trình anh đã xây dựng xong đã bàn giao cho bên A, vậy đây là chi phí khống ?
- Bạn có theo dõi chi tiết cho từng công trình có hoạch toán nhầm lẫn không ?
- Chi phí đó để xây dựng sửa chữa cái gì?
Đây là những câu hỏi mà tôi đã được hỏi rất nhiều lần, chúng ta cùng tìm hiểu 4 cách mà tôi hay dùng nhé !
Bốn cách giải quyết vấn đề chi phí về chậm
- Cách 1: Nếu công trình làm đã hoàn thành và chi phí về chậm các bạn có thể giải thích do phát sinh một số hạng mục nên phải mua các yếu tố đầu vào để xây dựng mới hoặc bổ sung sửa chữa
- Để hợp lý các bạn cần những giấy tờ sau:
- Biên bản kiểm tra hiện trường
- Dự toán mới cho phần phát sinh có ký tá xác nhận
- Phụ lục hợp đồng cho phần tăng thêm
- Và tất nhiên các bạn cũng cần chuẩn bị những giấy tờ sau khi xong xuôi.
- Biên bản nghiệp thu hoàn thành
- Bảng quyết toán khối lượng công trình
- Xuất hóa đơn tài chính
- Thanh lý hợp đồng
- Cách 2: Nếu công trình làm đã hoàn thành mà vẫn phát sinh chi phí thì các bạn có thể giải thích do phát sinh một số hạng mục nên phải mua các yếu tố đầu vào để bảo hành công trình
- Cách hoạch toán như sau:
- Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Có TK 352 - Dự phòng phải trả.
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các Tài khoản chi phí có liên quan, ghi:
- Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
- Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
- Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
- Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
- Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338,...
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến hoạt động sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp để tổng hợp chi phí sửa chữa và bảo hành và tính giá thành bảo hành, kế toán xây dựng hoạch toán như sau:
- Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
- Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
- Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Khi công việc sửa chữa bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, các bạn hoạch toán như sau:
- Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
- Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, hoạch toán như sau:
- Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả
- Có TK 711 - Thu nhập khác.
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình có liên quan (Tỷ lệ với chi phí nhân công), hoạch toán như sau:
- Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không tính vào giá thành công trình xây lắp)
- Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Cách 3: Công trình đã hoàn thành bàn giao cho bên A nhưng vì lý do khách quan nên hóa đơn về trễ cụ thể là không có tiền thanh toán công nợ khi mua hàng suy ra khách hàng không chịu xuất hóa đơn cho mình nên hóa đơn về chậm " hóa đơn đầu vào lấy sau khi nghiệm thu công trình " thì các bạn cần chuẩn bị đó là :
- Hợp đồng kinh tế
- Thanh lý hợp đồng
- Biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán
- Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc thông thường về muộn
- Biên bản đối chiếu công nợ nếu cần thiết
- Về nguyên tắc, khi nhà cung cấp chưa cung cấp hoá đơn, bạn có thể căn cứ vào Hợp đồng, Biên bản giao nhận VT, phiếu nhập kho.. để hạch toán chi phí.
- Cách hạch toán như sau: Khi nhập kho chưa có hóa đơn
- Nợ TK 152 - NVL
- Có TK 331 - Phải trả nhà cung cấp
- Khi xuất NVL ra dùng thì bạn hạch toán như bình thường đó là:
- Nợ TK 1541 - NVL chính " Chi tiết theo công trình " TT 133
- Nợ TK 622 - NVL chính " Chi tiết theo công trình " TT 200
- Có TK 152 - NVL
- Có bạn nào thắc mắc rằng: Vậy số tiền hay đơn giá khi mình hạch toán nhập kho chưa có hoá đơn như thế nào không?
- Vâng sau nhiều năm đi làm Thái Sơn đúc kết ra được 4 Trường Hợp như sau:
- Trường Hợp 1. Nếu giá hạch toán chi phí NVL bao gồm thuế GTGT, thì khi nhà cung cấp phát hành hoá đơn, căn cứ hoá đơn và hồ sơ giao nhận, ghi:
- Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
- Trường Hợp 2. Nếu công trình đã kết thúc, chi phí công trình không còn, bạn hạch toán thu nhập:
- Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Có TK 711 - Thu nhập khác
- Trường Hợp 3. Nếu bạn hạch toán chi phí không bao gồm thuế GTGT đầu vào, khi nhận hoá đơn, ghi
- Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Có TK 331 - Phải trả cho người bán
- Cách 4: Công trình đã hoàn thành bàn giao cho bên A nhưng vì lý do khách quan nên hóa đơn về trễ kế toán không chốt để tính giá thành kết thúc công trình mà cứ tiếp tục đưa vào làm cho chi phí bị loại bỏ không được tính vào chi phí hợp lý
- Theo luật kế toán vẫn ghi nhận chi phí và hoạch toán như bình thường vì đó là chi phí của doanh nghiệp bỏ ra chi trả
- Về luật thuế không là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN và cuối năm chỉ cần loại bỏ khoản chi phí này vào mục B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm
- Xem thêm: Lật tẩy các cách trốn thuế của doanh nghiệp
- Xem thêm: Bàn giao sổ sách giữa kế toán cũ và mới
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.
P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn