Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Cách học hệ thống tài khoản kế toán - Kế Toán Xây Dựng

Cách học hệ thống tài khoản kế toán

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Thực trạng hiện nay đa số các bạn sinh viên kế toán học trong trường 4 năm chưa chắc đã nhớ hết toàn bộ hệ thống TKKT. Không những thế tôi cũng có gặp những bạn kế toán dù đã đi làm được 5 năm nhưng vẫn không thể nào nhớ hết được toàn bộ hệ thống TKKT.

Việc nhớ bảng hệ thống TKKT với rất nhiều loại tài khoản là không hề đơn giản, nhưng với chia sẻ sau đây của kế toán xây dựng thì việc học kế toán của các bạn sẽ dễ dàng hơn, giúp bạn nhớ nhanh được bảng hệ thống tài khoản kế toán. Và định khoản kế toán 1 cách nhanh và chính xác.

I - Cách ghi nhớ từng tài khoản kế toán

  • Làm quen với từng loại tài khoản:
  • Để tránh xảy ra tình trạng bị rối trí, các bạn không nên học liền một lúc cả bảng hệ thống TKKT, thay vào đó mình học từng loại một.
  • Bạn cần quan tâm đó là các bạn học từng loại tài khoản trước, sau đó mới học sang loại tài khoản khác.
  • Ví Dụ: Loại tài khoản 1 có bao nhiều tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. bạn học xong thì học sang loại tài khoản 2.
kế toán xây dựng

Cách đọc hệ thống tài khoản kế toán

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

  • Loại tài khoản đầu 1 và 2 - Là loại tài khoản “Tài sản”
  • dụ: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, CCDC, TSCĐ ...
  • Loại tài khoản đầu 3 - Là loại tài khoản “Nợ phải trả”
  • dụ: Phải trả người bán, Các khoản thuế phải nộp, Phải trả người lao động, phải trả khác, vay nợ thuê tài chính ...
  • Loại tài khoản đầu 4 - Là loại tài khoản “Vốn chủ sở hữu”
  • dụ: Vốn đầu tư của Chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ...
  • Loại tài khoản đầu 5 - Là loại tài khoản “Doanh thu”
  • dụ: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm ...
  • Loại tài khoản đầu 6 - Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh”
  • dụ: Chi phí mua hàng, Chi phí sản xuất, Chi phí giá vốn, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý Doanh nghiệp ...
  • Loại tài khoản đầu 7 - Là loại tài khoản “Thu nhập khác”
  • dụ: Thu nhập khác gồm: Thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Khoản tiền phạt thu được, Các khoản cho biếu, tặng mà DN nhận được...
  • Loại tài khoản đầu 8 - Là loại tài khoản “Chi phí khác”
  • dụ: Chi phí thuế TNDN phải nộp, Khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm hành chính ...
  • Loại tài khoản đầu 9 - Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”
  • Cuối kỳ sẽ Tập hợp toàn bộ CP và DT vào Tài khoản 911 này

II- Cách định khoản kế toán nhanh và hiệu quả

Định khoản kế toán là việc xác định tài khoản nào ghi Nợ - tài khoản nào ghi Có, với số tiền cụ thể đối với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Và sau đây là 5 bước để chúng ta tiến hành định khoản kế toán 1 cách nhanh chóng và chính xác

  • Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan (trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh)
  • Bước 2: Bạn xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở Bước 1
  • Bước 3: Bạn xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán xem là đối tượng đó Tăng hay giảm
  • dụ: Phát sinh nghiệp vụ mua hàng và thanh toán bằng tiền chuyển khoản
  • Khi chúng ta Mua hàng " hàng hóa " như vậy Tăng hàng hóa lên
  • Thanh toán bằng chuyển khoản và làm Giảm tiền gửi ngân hàng.
  • Bước 4: Chúng ta xác định Tài khoản ghi Nợ, Tài khoản ghi Có
  • Các TK mang tính chất Tài Sản: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ - giảm bên Có.
  • Các TK mang tính chất Nguồn Vốn: 3,4,5,7: Tăng bên Có - giảm bên Nợ.
  • Ngoại trừ các TK đặc biệt: TK 214 - Hao mòn TSCĐ, TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu: có kết cấu ngược với kết cấu chung. TK 214: tăng bên có, giảm bên Nợ. TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên có.
  • Tiếp ví dụ trên: Chúng ta có bút toán : Nợ TK 156 - Có TK 112 - Tiền gửi
  • Bước 5: Cũng là bước cuối bạn cần xác định số tiền cụ thể ghi vào từng TK
kế toán xây dựng

Cách đọc hệ thông tài khoản kế toán

  • Những chú ý khi định khoản hạch toán:
  • Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau
  • Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên/ Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
  • Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có
  • Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có
  • Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có."Biến động tăng bên nào thì có số dư bên đó"
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x