Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Công việc cần làm của kế toán xây dựng

Công việc cần làm của kế toán xây dựng

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Ở bài viết trước kế toán xây dựng có chia sẻ với bạn về ​"Nhiệm vụ của kế toán trong doanh nghiệp xây lắp"  Chủ đề này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp xây dựng cũng như nắm rõ về công việc kế toán của mình trong doanh nghiệp.

Còn ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn Công việc cần làm của kế toán xây dựng 1 cách tổng quan nhất để giúp các bạn kế toán mới hình dung được bức tranh tổng quan.​

Nào chúng ta cùng kế toán xây dựng tìm hiểu nhé!

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

I- Đặc Điểm Chung Của Kế Toán Xây Dựng

  • Khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có giá trị, khối lượng tham gia thầu công trình, kế toán dựa vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc tách chi phí để hạch toán. Việc bóc tách chi phí nhằm mục đích hiểu rõ được chi phí trong dự toán để hạch toán đúng. Cụ thể:
  • Mỗi một công trình, hạng mục đi kèm có một dự toán riêng. Từ đó tách chi phí cho từng công trình, điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại là chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó.
  • Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Dựa vào chi phí đó để kế toán xác định giá vốn đưa vào hạch toán cho công trình đó theo từng khoản mục chi phí
  • Chi phí của công trình được chia theo khoản mục là : Nguyên vật liệu chính, Nhân công, Máy thi công, Chi phí quản lý chung
  • Với chi phí nguyên vật liệu: Các bạn phải căn cứ vào định mức tiêu hao trong dự toán, để bóc ra khối lượng các loại vật tư thiết bị tiêu hao và xuất cho công trình
  • Với chi phí nhân công: Bạn cần căn cứ vào khối lượng công việc, ngày công, bậc thợ để xác định số lao động, tiền lương theo công trình và thời gian thực hiện của từng công trình
  • Với chi phí máy thi công: Bạn cần căn cứ vào loại máy, ca máy để tính tiêu hao nhiên liệu, lương công nhân, và khấu hao máy móc
  • Chi phí quản lý chung: Các bạn có thể tập hợp và phân bổ cho từng công trình theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính, hoặc theo nhân công
  • Ví Dụ: Bảng dự toán hoặc Hồ sơ dự thầu hoặc chào thầu sẽ có "Bảng tổng hợp đơn giá" và "Bảng chi tiết đơn giá" (hoặc Phân tích chi tiết đơn giá)
  • Nội dung công việc: Xây tường bằng gạch ống, dày<=10cm, cao<=4m, vữa XM PC40, mác 75 - để xây xong 1m3 sẽ cần 682 viên gạch 8x8x19;0,1921 m3 cát vàng;44,2 lít nước;38,5934 kg xi măng PC40;... Nhân công;... Máy.
  • Toàn công trình có xxxm2 thì nhân cho xxxm2 ấy sẽ ra khối lượng các loại vật tư và nhân công cần cho toàn công trình ở nội dung công việc này. các phần việc khác cũng tương tự
  • Nếu trên hồ sơ không có bảng Phân tích chi tiết hoặc Bảng chi tiết thì căn cứ vào Định mức của Bộ XD để bóc tách phần này
  • Do đặc điểm của kế toán xây dựng là khi xây dựng công trình phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau. Do đó kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh là khác nhau và căn cứ vào dự toán để xác định tiêu hao vật tư, ngày công... chứ không xác định theo giá trị
  • Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, cũng như vật tư xuất cho từng công trình(Căn cứ Nhật ký công trình để tập hợp chi phí vật tư cho từng hạng mục là chuẩn nhất)
  • Khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình(căn cứ vào tổng như cầu vật tư bóc toàn công trình theo ví dụ trên)
  • Công trình hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình.(Căn cứ vào biên bản nghiệm thu để xuất hóa đơn đúng thời điểm nghiệm thu và đúng giá trị nghiệm thu, ko phân biệt đã thu đc tiền hay chưa).
ke-toan-xay-dung-3
  • Mảng Thuế:
  • Căn cứ vào bảng bóc tách khối lượng công việc và vật tư tiêu hao để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào theo định mức xây dựng;
  • Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế;
  • Gom CMND của công nhân công trình, kê khai MST, lập bảng chấm công, tính lương, cam kết thu nhập dưới mức đóng thuế TNCN;
  • Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình;
  • Tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình;
  • Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình;
  • Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm;
  • Theo dõi chi phí dở dang của từng công trình, hạng mục;
  • Theo dõi doanh thu hoàn thành của từng công trình, hạng mục;
  • Lập BCTC nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý của cấp trên;
  • Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ, dự toán, quyết toán, biên bản nghiệm thu bàn bao... một cách khoa học;
  • Có khả năng giải trình số liệu của từng công trình, hạng mục với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán.
kế toán xây dựng

Nhiệm vụ của kế toán xây dựng

  • Theo dõi các tổ đội thi công về hợp đồng, tạm ứng, tiến độ thực hiện, hồ sơ nghiệm thu công việc hoàn thành (khối lượng, giá trị), thanh toán;
  • Kiểm soát vật tư trong giới hạn của dự toán để thực tế xuất dùng không vượt dự toán, để duyệt đề xuất vật tư hợp lý, để có kế hoạch cung cấp vật tư kịp thời....;
  • Theo dõi khoản tạm ứng của CĐT, tiến độ làm hồ sơ nghiệm thu từng lần theo nội dung công việc, hạng mục công việc, giai đoạn công việc,.... Để đôn đốc kỷ thuật tiến hành làm hồ sơ nghiệm thu thanh toán để có nguồn tiền về;
  • Kiểm tra khối lượng nghiệm thu, đơn giá, thành tiền.... trên hồ sơ nghiệm thu giữa nhà thầu và CĐT căn cứ trên giá hợp đồng (hoặc theo giá thị trường đối với loại hợp đồng theo biến động giá)
  • Các khoản công nợ phải trả nhà cung cấp;
  • .......................... Theo yêu cầu quản lý thực tế mỗi Công ty.
Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng khi cần nhé.

P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ kế toán xây dựng thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn​

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x