Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán doanh nghiệp VẬN TẢI

Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán doanh nghiệp VẬN TẢI

Như Friend biết thì lĩnh vực Vận tải chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn trong giá thành, việc xác định chi phí nhiên liệu trong tổng thể giá thành rất quan trọng khi quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Thế cho nên gần đây có rất nhiều bạn nói rằng "A Sơn ơi a chia sẻ về kế toán công ty vận tải đi, nhất là phần nhiên liệu và cách tính định mức như thế nào?"

Và cũng có nhiều bạn hỏi rằng tỷ lệ CP nhiên liệu so với doanh thu bao nhiều là hợp lý. Với cái này thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tôi mới có thể trả lời các bạn.

Thế thì Thái Sơn (kế toán xây dựng) xin đi thẳng vào vấn đề luôn nhé!

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

  • Cụ thể như: 
  • Thứ 1: Phương tiện gì, Loại xe, Tải trọng, Năm SX, Nước SX ?
  • Thứ 2: Cung đường VC của bạn ntn: Đồng bằng, miền núi, đường sông;…
  • Thứ 3: Về cự ly vận chuyển bao xa
  • Thứ 4: Còn liên quan đến khối lượng hàng hóa vận chuyển;
  • Thứ 5: Tính chất hàng hóa vận chuyển như công ty bạn vận chuyển gỗ, nhưng gỗ cây sẽ khác với gỗ kiện hay gỗ xẻ thành phẩm; vận chuyển hàng đông lạnh, tươi sống khác với hàng khô nói chung chung thế chắc bạn hiểu
  • Từ 5 Yếu tố đó khi tiến hành lập định mức Nhiên liệu, vật liệu cho 1 phương tiện vận tải, thường thì ta căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó và tính chất của cung đường mà trên đó, phương tiện này thực hiện vận chuyển.
  • Khi một phương tiện vận tải thực hiện công việc vận chuyển, căn cứ vào cự ly vận chuyển, khối lượng và tính chất hàng hóa vận chuyển, kết hợp với định mức nhiên liệu đó cú, ta tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện này sử dụng để thực hiện công việc, và lượng nhiên liệu đó là một phần trong giá thành cung cấp Dịch vụ vận tải.
  • Cự ly vận chuyển, khối lượng hàng vận chuyển, tính chất hàng vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn đầu ra xuất cho khách hàng .
  • Tôi lấy 1 VD: Vận chuyển gỗ cây từ Lào cai đi Hà Nội, số lượng: 378m3 …
  • Hàng hóa vận chuyển: gỗ cây
  • Cự ly vận chuyển Lào cai - Hà Nội: 756km
  • Khối lượng vận chuyển: 200 m3
  • Phương tiện vận chuyển: đầu kéo romooc,
  • Như vậy chi phí nhiên liệu được tính theo 2 phương pháp như sau :
  • Phương pháp gián tiếp
  • Xác định số chuyến vận chuyển: Khối lượng Hàng hóa vận chuyển/ Tải trọng phương tiện
  • Số KM xe chạy: số chuyến vận chuyển * Cự ly vận chuyển * 2 (Tính cả đi và về) + Dự kiến số KM quay đầu phương tiện
  • Lượng nhiên liệu sử dụng: Số KM xe chạy * Định mức + Hao hụt (Do rơi vòi từ bơm rót, từ bảo trì, bảo dưỡng...)
  • Phương pháp trực tiếp
  • Thực hiện khoán CP nhiên liệu cho lái xe thì nhiên liệu tiêu hao được xác định trên cơ sở Hợp đồng khoán và thanh lý hợp đồng khoán.
  • Ngoài chi phí nhiên liệu chính, ta còn nhiên liệu phụ là dầu mỡ nhờn, dầu thắng … các loại này thường được thay thế định kỳ (Trong điều kiện bình thường là 01 tháng và cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể).
  • Lưu ý: Về nhiên liệu bạn không nên ghi qua TK 242 mà hãy ghi trực tiếp vào TK 154, và nếu ghi như thế sẽ làm sổ kế toán trở nên phức tạp không cần thiết.
  • Đó là phần chi phí Nhiên liệu, đó là 1 trong 3 yếu tố cấu tạo nên giá thành dịch vụ vận tải. Nhân tiện đây Thái Sơn xin chia sẻ nốt 2 yếu tố nữa giúp bạn nắm vững và hiểu rõ hơn về loại hình này
ke-toan-dn-van-tai

Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán doanh nghiệp VẬN TẢI

  • Tiếp theo đó là về chi phí nhân công: Về tiền lương lái phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cung đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và tính chất hàng hóa vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ, hoặc cả 3 lái xe). Tiền lương phải trả cho lái xe, phụ xe và trích các khoản BHXH, BHYT,…
  • Yếu tố thứ 3 đó là Chi phí Sản xuất chung: Đối với chi phí này nếu ít có thể bạn ghi hết vào giá thành cho nhanh. Nếu lớn thì bạn phải phân bổ theo nhiên liệu sử dụng, cụ thể:
  • Chi phí xăm lốp (Nếu có): Cũng phải được định mức (Theo số KM vận chuyển). Nếu đây là 1 khoản CP phát sinh 1 kỳ với số tiền lớn nhưng lại liên quan đến nhiều kỳ, thì khoản CP này bạn sẽ tiến hành trích trước.
  • Cách xác định như sau: Số tiền trích trước = Tổng sốtiền mua, sửa xăm lốp/ Số tháng sử dụng ước tính (Thường là 1 năm)
  • Các khoản chi mua vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên phương tiện.
  • Các khoản chi bảo trỡ, bảo dưỡng (Khăn lau, xà phòng, xăng, các hóa chất …).
  • Các khoản phí, lệ phí: giao thông, đường bộ, bến bói, đăng kiểm, bảo hiểm…+ Tiền lương bộ phận kỹ thuật, bộ phận điều độ.
  • Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa, cho bộ phận kỹ thuật.
  • Chi sửa chữa thường xuyên cho nơi đậu đỗ phương tiện, xưởng sửa chữa.
  • Chi phí khấu hao.....
  • Lưu ý: Việc trích trước CP sửa chữa thì được luật cho phép, nhưng với Doanh nghiệp nhỏ ít phương tiện và CP sửa chữa phát sinh không lớn thì bạn không cần phải trích trước. Khi thực tế việc sửa chữa phát sinh, căn cứ hóa đơn chứng từ mà ta ghi nhận vào CP trong kỳ hay phân bổ.
  • Lưu ý: Đối tượng tập hợp Chi phí kinh doanh vận tải được tập hợp theo từng đội xe, đoàn xe chi tiết thành vận chuyển hành khách hay hàng hóa.
  • Các khoản phát sinh trong kỳ:
  • Mua xăng dầu, nhiên liệu:
  • Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111, 112, 331: Tiền mặt, Tiền CK, Phải trả khách hàng
  • Xuất kho nhiên liệu cho xe:
  • Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Theo TT200)
  • Nợ TK 1541: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT133)
  • Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
  • Trường hợp khoán nhiên liệu cho lái xe:
  • Khi ứng tiền cho lái xe mua nhiên liệu:
  • Nợ TK 141: Tạm ứng
  • Có TK 111: Tiền mặt
  • Cuối kỳ thanh lý Hợp đồng khoán:
  • Nợ TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 141: Tạm ứng
  • Kết chuyển toàn bộ CP nhiên liệu trong kỳ:
  • Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
  • Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
  • Chi phí nhân công:
  • Trường hợp khoán nhiên liệu cho lái xe:
  • Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Theo TT200)
  • Nợ TK 1542: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT133)
  • Có TK 334: Phải trả người lao động
  • Trích BHXH, BHYT, BHTN:
  • Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp (Theo TT200)
  • Nợ TK 1542: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT133)
  • Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội
  • Có TK 3384: Bảo hiểm y tế
  • Có TK 3385: Bảo hiểm thất nghiệp (Theo TT133)
  • Có TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp (Theo TT200)
  • Trả lương:
  • Nợ TK 334: Phải trả người lao động
  • Có TK 111, 112: Tiền mặt, Tiền CK
  • Chi phí khấu hao TSCĐ:
  • Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (Theo TT200)
  • Nợ TK 1547: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT133)
  • Có TK 214: Xây dựng cơ bản dở dang
  • Chi phí khác:
  • Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (Theo TT200)
  • Nợ TK 1547: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT133)
  • Có TK 111, 112, 331: Tiền mặt, Tiền CK, Phải trả khách hàng
  • Trích trước chi phí xăm lốp:
  • Khi mua hoặc sửa lốp:
  • Nợ TK 242: Chi phí trả trước
  • Có TK 111, 112: Tiền mặt, Tiền CK
  • Phân bổ (12 tháng):
  • Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (Theo TT200)
  • Nợ TK 1547: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT133)
  • Có TK 242: Chi phí trả trước
  • Ngoài ra cần có CP Quản lý doanh nghiệp:
  • Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111, 112: Tiền mặt, Tiền CK
  • Ghi nhận doanh thu:
  • Khi xuất hóa đơn GTGT cho khách:
  • Nợ TK 111,112,131: Tiền mặt, Tiền Ck, Phải thu khách hàng
  • Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 33311: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
  • Nếu có chiết khấu, giảm giá:
  • Nợ TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Nợ TK 33311: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
  • Nợ TK 111,112,131: Tiền mặt, Tiền Ck, Phải thu khách hàng
  • Các bút toán kết chuyển cuối kỳ:
  • Kết chuyển CP vào giá vốn :
  • Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
  • Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Có TK 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
  • Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
  • Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
  • Theo TT 133 thì ngay từ đầu đã hạch toán Nợ TK 154
  • Tập hợp giá vốn:
  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
  • Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Kết chuyển giá vốn:
  • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 632: Giá vốn hàng bán
  • Kết chuyển doanh thu:
  • Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Kết chuyển CP Quản lý doanh nghiệp:
  • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Xác định kết quả Kinh doanh:
  • Nếu DN bạn lỗ:
  • Nợ TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
  • Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Nếu DN bạn lãi:
  • Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

WOW! ĐÂY CHÍNH LÀ KIẾN THỨC TÔI CẦN

Cám ơn bạn đã ủng hộ và lắng nghe. Nếu những chia sẻ này hay và cực hay thì bạn hãy cho tôi 1 lời CẢM NHẬN TẠI ĐÂY nhé! hoặc bạn có thể tham gia những khóa học phía dưới của tôi để chúng ta cùng nhau trao đổi kỹ hơn trong khóa học. Nếu bạn biết ai đang cần đến những khóa học này hãy giúp tôi chia sẻ tới họ nhé!

Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x