Chào mừng các bạn đã quay trở lại Kế toán xây dựng. Tôi Thái Sơn đây
Hôm nay trong cuộc trò chuyện hơn 1h với bạn học viên của tôi ở HCM qua điện thoại. Thì tôi chợt nhận ra rằng mình còn rất nhiều kinh nghiệm mà chưa thể nào truyền đạt đến với mọi người được.
Ví như bạn này không hỏi tôi những điều đó thì có lẽ tôi cũng không nghĩ ra được những vấn đề đó, ở đâu đó sẽ có bạn thắc mắc, bế tắc và không có ai để hỏi để được trợ giúp. Cho nên nếu bạn nào có thắc mắc gì thì đừng ngại hãy liên hệ với tôi qua số 0901.68.62.62 nhé. Nếu tôi biết sẽ hướng dẫn các bạn, còn nếu không thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề của bạn kia là gì nhé. Liệu có giống mình không?
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ
Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm
- Alo a Sơn ơi cho em hỏi với Bảng quyết toán khối lượng, Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, Thanh lý hợp đồng có cần phải có con dấu không?
- Bên em Giám sát đưa giấy tờ về toàn chỉ xin chữ ký không có con dấu nào hết. Hợp đồng kinh tế cũng có nhiều cái bên đơn vị mua không đóng giáp lai hợp đồng luôn, có sao không anh?
- Cho em hỏi vấn đề nữa đó là Anh có thể nói rõ hơn về Quyết toán với chủ đầu tư và Quyết toán với thuế
Nào tôi và bạn cùng nhau tìm hiểu nhé !
I - Có cần phải có con dấu hay chỉ cần ký
- Lời đầu tiên tôi đã nói với bạn học viên đó là: Em phải làm lại bổ sung chữ ký đầy đủ ở Bảng quyết toán khối lượng, Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, Thanh lý hợp đồng và tất cả phải có chữ ký + đóng dấu tròn của giám đốc hoặc người đại diện hợp pháp.
- Theo kinh nghiệm thực tế của tôi thì em cần tuân thủ như sau:
- Bảng quyết toán khối lượng:
- Bên A: Giám đốc bên A ký sống + đóng dấu, nếu cơ quan lớn có ban bệ thì kế toán trưởng ( hoặc trưởng phòng kế hoạch) phải ký nháy
- Bên B: giám đốc bên B ký sống + đóng dấu, nếu cơ quan lớn có ban bệ thì chỉ huy trưởng ( hoặc trưởng phòng kế hoạch hoặc trưởng bộ phận phòng ban lập) phải ký nháy
- Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng:
- Bên A: Giám đốc bên mua ký sống + đóng dấu, đóng dấu, nếu cơ quan lớn có ban bệ thì chỉ huy trưởng bên A ( hoặc trưởng phòng kế hoạch) phải ký nháy
- Bên B: Giám đốc bên mua ký sống + đóng dấu, nếu cơ quan lớn có ban bệ thì chỉ huy trưởng B ( hoặc trưởng phòng kế hoạch) phải ký nháy
- Thanh lý hợp đồng:
- Bên A: Giám đốc bên mua ký sống + đóng dấu, nếu cơ quan lớn có ban bệ thì kế toán trưởng ( hoặc trưởng phòng kế hoạch) phải ký nháy
- Bên B: Giám đốc bên mua ký sống + đóng dấu
- Bên B: Giám đốc bên mua ký sống + đóng dấu, nếu cơ quan lớn có ban bệ thì chỉ huy trưởng B ( hoặc trưởng phòng kế hoạch) phải ký nháy
- Lưu ý: Việc em đóng giáp lai hay không là do hai bên quá tin tưởng nhau không sợ bên này hoặc bên kia thay đổi đánh tráo nội dung của hợp đồng.
- Còn về chữ ký và dấu thì thực trạng không đóng dấu mà chỉ có chữ ký của giám đốc 2 bên và 1 số người liên quan thì ở 1 số nơi vẫn được chấp nhận.
II - Quyết toán với Chủ đầu tư và Cơ quan thuế
- Thứ 1: Quyết toán với chủ đầu tư thì chúng ta có 3 bước như sau
- Bước 1: Công ty bạn làm dự toán phần khối lượng + bản vẽ nếu có và sau đó chuyển sang cho chủ đầu tư xem xét và phê duyệt nếu được chủ đầu tư chấp nhân thì chuyển sang thương thảo và cuối cùng ký hợp đồng thi công chính thức
- Bước 2: Công ty bạn nhận bàn giao mặt bằng, và thực hiện thi công theo báo giá trong hợp đồng ký kết
- Bước 3: Cũng là bước cuối kết thúc công trình thì bạn cần biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng + biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành + bảng quyết toán khối lượng công trình. Rồi xuất hóa đơn tài chính + thanh lý hợp đồng với bên chủ đầu tư.
- Bước 3.1: Nếu có phát sinh tăng giảm khối lượng so với hợp đồng thì bạn xem chi tiết ở bải viết trước đó tôi có chia sẻ Tại Đây
- Thứ 2: Quyết toán với cơ quan thuế
- Về vấn đề này tôi đã có bài chia sẻ về Quyết toán thuế . Bạn có thể vào tìm hiểu kỹ hơn, còn ở đây tôi sẽ nói 1 cách dễ hiểu nhất đó là:
- Cuối mỗi kỳ kế toán hàng năm Công ty tự quyết toán thuế TNDN cho năm tài chính ( Một kỳ : 01/01- 31/12) vào cuối kỳ kế toán hạn chậm nhất là 31/03 của năm tài chính kế toán = 90 ngày. Quyết toán là tổng hợp lại tổng doanh thu năm - tổng chi phí năm = DT tính thuế TNDN => lãi lỗ các khoản phải nộp Nhà nước...
- Nếu DT tính thuế > 0 => Lãi công ty phải nộp thuế TNDN = A * 20%. Nếu năm liền trước có DT dưới 20 tỷ , trên 20 tỷ là 22%
- Nếu DT tính thuế < 0 => Lỗ công ty không phải nộp thuế TNDN mà được kết chuyển lỗ cho các năm tiếp theo không quá 5 năm
- Quyết toán với thuế: hạn chậm nhất là 5 năm mới thanh quyết toán một lần với cơ quan thuế và khoảng 1 năm hoặc 2 năm thì chúng ta nên chủ động mời họ xuống kiểm tra để tránh 5 năm sau sai sót đội sai sót và sai lũy kế sai => phạt nặng
- Ví dụ: Theo dự toán đá 1x2 = 500 m3 x 250.000= 125.000.000 đ
- Nhưng bạn xuất ra dùng cho công trình = 630 m3 x 250.000= 157.500.000
- Vậy chênh lệch = 157.500.000 - 125.000.000 = 32.500.000 đ
- Nếu như thế thì cơ quan thuế sẽ yêu cầu bạn giảm chi phí giá vốn 632=32.500.000 đ và đồng thời đề nghị điều chỉnh tăng doanh thu 32.500.000. Dồng thời yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung thuế vào ngân sách nhà nước = 32.500.000 x 20%= 6.500.000 đ
- Như trên được gọi là Quyết toán với cơ quan thuế
- Các bạn có thể học khóa học kế toán Thuế MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY để xem cách lập Tờ khai quyết toán thuế và cách xử lý điều chỉnh tăng giảm giá vốn.
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.
P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn