Xin chào các bạn. Tôi Thái Sơn đây
Chắc hẳn bạn đã nghe là "Từ 01/01/2021 Chỉ còn 02 loại hợp đồng lao động"
Nhưng tôi thấy rằng nhiều bạn đang bị nhầm lẫn, ví dụ như có bạn hỏi tôi rằng: "Hiện tại cty em mới thành lập. Nhân sự vào liên tục. Mà có mình em bao việc. Sếp e báo bạn nào cũng cho thử việc 2 tháng để né BHXH. Nhưng theo qui định mới thì chỉ có HĐLĐ có thời hạn và không thời hạn thì bây giờ làm ntn?"
Vậy chỉ còn 2 loại hợp đồn lao động là như thế nào?
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ
Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm
Bạn cùng Kế toán xây dựng đi tìm hiểu nhé!
Để hiểu đúng thì tôi xin trích lại quy định của bộ luật lao động năm 2012. Quy định về Hợp đồng lao động bao gồm 03 loại hợp đồng gồm:
1 - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
2 - Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
3 - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
+ Còn từ ngày 01/01/2021 theo bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:
1 - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
2 - Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy: Bộ luật Lao động 2019 đã bỏ loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng ra khỏi các loại hợp đồng lao động mà NLĐ và NSDLĐ được phép ký kết.
Chứ không hề loại bỏ Hợp đồng thử việc, khoán việc, cộng tác viên như 1 số bạn đang nhầm lẫn
Hiểu rõ hơn về Hợp Đồng Khoán Việc?
Như bạn thấy thì Bộ luật Lao động 2019 chỉ có quy định về hai trường hợp hợp đồng lao động là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Vậy thì Hợp đồng giao khoán được quy định ở đâu?
“Hợp đồng khoán việc” hay “Hợp đồng giao khoán công việc” lại được đề cập đến trong một số văn bản chuyên ngành như Nghị định 37/2015/NĐ-CP (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ); Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC (đề cập hợp đồng giao khoán).
Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này đồng thời dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385, 513 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng khoán việc được xác định là một loại hợp đồng dịch vụ và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi Bộ luật dân sự 2019.
Hợp đồng khoán việc thường được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, thi công, rồi các lĩnh vực gia công may mặc… và mặc dù không được quy định trong “Bộ luật lao động năm 2019”, nhưng trên thực tế, hợp đồng khoán việc cũng được sử dụng nhiều trong quan hệ lao động.
Tuy nhiên, Hợp đồng khoán việc cũng chỉ được sử dụng để giao kết những hợp đồng ngắn hạn, không thường xuyên, mang tính chất thời vụ.
Do vậy, đối với những công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định từ 12 tháng trở lên thì phải buộc giao kết hợp đồng lao động, mà không được giao kết hợp đồng khoán việc.
Hiện nay, pháp luật dân sự không quy định về thời hạn của hợp đồng dịch vụ và việc tái ký hợp đồng. Do vậy, thời hạn của hợp đồng dịch vụ "Hợp đồng giao khoán" và việc tái ký hợp đồng do các bên thỏa thuận theo nhu cầu của mình.
Hợp đồng giao khoán có phải đóng BHXH?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức hợp đồng khoán việc để giao kết với hợp đồng lao động nhằm mục đích tránh được việc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng khoán việc có thực sự phù hợp với quan hệ lao động – làm việc giữa hai bên hay không còn phụ thuộc vào bản chất công việc, tính chất quản lý giữa doanh nghiệp với người lao động…
Nếu bạn giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Như vậy: Hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.
Thật tuyệt vời đúng không Friend!
Những khóa học Tạo nên tên tuổi của Kế Toán Xây Dựng
- Khám phá ngay khóa học Kế Toán Xây Dựng online TẠI ĐÂY
- Khám phá ngay khóa học Kế Toán Thương Mại Dịch Vụ online TẠI ĐÂY
- Khám phá ngay khóa học Kế Toán Sản Xuất online TẠI ĐÂY
- Khám phá ngay khóa học Kế Toán Xuất Nhập Khẩu online TẠI ĐÂY
- Khám phá ngay khóa học Ôn Thi Đại Lý Thuế online TẠI ĐÂY
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.