Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây
Bạn còn nhớ tôi chứ, vì lý do nào đó bạn đã biết đến website này và xem những chia sẻ từ tớ. Như một thói quen, tôi luôn muốn bạn nhận được thêm nhiều kiến thức và quà tặng từ kế toán xây dựng.
Vì thế hôm nay kế toán xây dựng muốn chia sẻ với bạn về cách hạch toán, tính giá thành trong doanh nghiệp gia công và cho thuê giàn giáo, cốt pha.
Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé !
BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ
Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm
I - HẠCH TOÁN TỰ GIA CÔNG VÀ ĐI MUA GIÀN GIÁO
- Trường Hợp 1: Nếu giàn giáo, cốt fa...doanh nghiệp của bạn thuê DN khác gia công hoặc DN bạn tự sản xuất thì bạn cần xây dựng dự toán hoặc định mức để lưu tại doanh nghiệp xây dựng với mục đích phục vụ khi thuế kiểm tra.
- Bước 1: Khi mua NVL về thì định khoản:
- Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 111,112,331: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán
- Bước 2: Khi xuất nguyên vật liệu mang đi gia công:
- Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Có TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- Bước 3: Khi hàng gia công xong đến khi nhận hóa đơn chi phí gia công:
- Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 111,112,331: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán
- Bước 4: Nếu có hao hụt trong quá trình gia công thì hạch toán vào chi phí khác:
- Nợ TK 811: Chi phí khác
- Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Bước 5: Nếu doanh nghiệp ban nhập kho thì hạch toán:
- Nợ TK 155: Thành phẩm
- Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Trường Hợp 2: Nếu giàn giáo, cốt fa...doanh nghiệp của bạn đi mua về thì đơn giản rồi đúng không, khi đó chúng ta sẽ xem nó là tài sản cố định "trị giá trên 30tr" hay công cụ dụng cụ "trị giá dưới 30tr" rồi hạch toán:
- Nợ TK 153,211: Công cụ, dụng cụ, Tài sản cố định
- Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
- Có TK 111,112,331: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải trả người bán
- Xem thêm: Hướng dẫn định khoản công cụ dụng cụ
- Trường Hợp 1: Nếu giàn giáo, cốt fa...doanh nghiệp của bạn gia công hoặc mua về để sử dụng cho công trình.
- Nợ TK 242: Chi phí trả trước
- Có TK 153: Công cụ, dụng cụ
- Bước 2: Kế toán xây dựng Phân bổ chi phí hàng tháng của bộ giàn giáo, cốt pha
- Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung " Theo TT 200 "
- Nợ TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang " Theo TT 133 "
- Có TK 242: Chi phí trả trước
- Bước 3: Nếu bạn làm theo TT 200 thì chúng ta sẽ chuyển sang 154 để theo dõi:
- Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
- Trường Hợp 2: Nếu công ty bạn cho thuê giàn giáo, cốt fa...
- Bước 1: Khi xuất kho công cụ, dụng cụ cho thuê, ghi: dàn giáo
- Nợ TK 242: Chi phí trả trước
- Có TK 153: Công cụ, dụng cụ
- Bước 2.1: Phân bổ chi phí cho thuê hàng tháng của bộ giàn giáo, cốt pha
- Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung " Theo TT 200 "
- Nợ TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang " Theo TT 133 "
- Có TK 242: Chi phí trả trước " Chi phí bạn phân bổ tại thời điểm tính "
- Bước 2.2: Nếu chỉ cho thuê 1 tháng thì chúng ta hạch toán:
- Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán " Chuyên cho thuê "
- Có TK 242: Chi phí trả trước
- Bước 3.1: Nếu Doanh nghiệp bạn có đăng ký ngành nghề cho thuê hay còn gọi là chuyên thì khi có doanh thu về cho thuê công cụ, dụng cụ, bạn hạch toán:
- Nợ TK 111,112,131: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách h
- Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
- Bước 3.2: Nếu Doanh nghiệp bạn không chuyên và thi thoảng phát sinh thì:
- Nợ TK 111,112,131: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách h
- Có TK 711: Thu nhập khác
- Có TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
- Bước 4: Đến cuối kỳ chúng ta kết chuyển Doanh thu hoặc thu nhập khác:
- Nợ TK 511 hoặc 711: DT bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu nhập khác
- Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
- Bước 5.1: Đến cuối kỳ chúng ta kết chuyển chi phí theo TT 200:
- Nợ TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Có TK 627: Chi phí sản xuất chung " Theo TT 200 "
- Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
- Có TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Bước 5.2: Đến cuối kỳ chúng ta kết chuyển chi phí theo TT 133:
- Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
- Có TK 154*: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Bước 6: Khi chúng ta nhận lại bộ giàn giáo, cốt pha hạch toán:
- Nợ TK 1533: " Giá trị còn lại = Giá trị ban đầu - Chi phí đã phân bổ "
- Có TK 242: Giá trị còn lại chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh
- Cuối cùng là cần lưu ý đó là : Các chi phí cho nhân viên bốc vác, giao hàng, dọn dẹp, lau chùi vệ sinh, Sửa chữa bảo hành công cụ dụng cụ khi có hư hỏng khi đang cho thuê, hoặc bảo trì tu sửa. Nếu làm tốt thì theo dõi và tài khoản 622 để tính giá thành cho các hợp đồng cho thuê thì càng tốt, nếu không trọng yếu thì xem như đó là chi phí cho nhân viên bán hàng tập hợp vào tài khoản 641
- Xem thêm: Kế toán xây dựng cơ bản tự làm
- Nếu bạn thấy hay và thực tế thì hãy cho Sơn xin lời cảm nhận TẠI ĐÂY nhé
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng khi cần nhé.