Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây
Hôm nay tôi sẻ chia sẻ với bạn về " Kế toán công nợ " ở đây tôi sẽ không nói lan man về lý thuyết mà sẽ tập trung về những việc cần làm và kinh nghiệm thực tế của 1 kế toán công nợ
Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé !
Kinh nghiệm kế toán công nợ doanh nghiệp xây dựng
- Dưới đây là 3 bước mà tôi rút ra sau nhiều năm đi làm của 1 kế toán công nợ
- Bước 1: Quản lý công nợ KH, NCC bằng cách ghi chép sổ sách
- Hằng ngày các bạn tập hợp các phiếu mua NVL, và thi thoảng có hóa đơn đầu ra sau đó ghi chép vào cuốn sổ theo dõi công nợ hằng ngày (ghi theo hình thức nhật ký chung). Gồm có: Ngày Tháng, Khách hàng, Địa chỉ, ĐT, Hàng hóa, SL, Đơn Giá, Thành Tiền... ( Như File excel mình tặng các bạn )
- Hằng ngày các bạn tập hợp các phiếu mua NVL, và thi thoảng có hóa đơn đầu ra sau đó ghi chép vào cuốn sổ theo dõi công nợ hằng ngày (ghi theo hình thức nhật ký chung). Gồm có: Ngày Tháng, Khách hàng, Địa chỉ, ĐT, Hàng hóa, SL, Đơn Giá, Thành Tiền... ( Như File excel mình tặng các bạn )
- Bước 2: Từ sổ ghi chép đó lên công nợ vào bảng tổng hợp công nợ bằng Ecxel
- Các bạn dùng hàm sumif trên NKC để tổng hợp công nợ vào bảng Công nợ phải thu và phải trả để theo dõi chi tiết cho từng NCC và KH
- Bước 3: Báo cáo sếp về tình hình công nợ và hướng giải quyết
- Chia sẻ kinh nghiệm về kế toán công nợ xây dựng thực tế như thế nào
- Với kinh nghiệm làm nhiều năm kế toán công nợ, mình rút ra bài học đó là. Đã làm kế toán công nợ thì phải "Mặt chai, mày đá".
- Vâng tôi nói thì xa xôi thế thôi nhưng sự thật đúng là như thế đấy. Vì đặc điểm của Doanh nghiệm xây dựng đa số là thiếu vốn nên hầu như toán chiếm dụng vốn của các NCC nên tình trang nghe các cuộc gọi điện thoại đòi tiền là thường xuyên.
- Thường là các NCC gọi đến yêu cầu thanh toán thì bạn phải làm ngơ vâng vâng dạ dạ, và bạn nên khéo không nên đưa ra 1 thời gian cụ thể trả nợ mà khôn khéo đẩy thời gian đó cho bên Chủ thầu
- Ví dụ: Bên e cũng đang đợi bên A họ thanh toán, khi nào họ thanh toán em báo và thanh toán cho bên anh ngay". Sau đó báo cáo cấp trên để có hướng xử lý đúng đắn.
- Ngoài những NCC thì ở doanh nghiệp xây dựng còn phải biết xử lý với những Đội thi công họ đòi tiền, 1 số đội khi không đòi được tiền thì sẽ mang quân đến " ăn ngủ tại công ty " " giữ máy móc tại công trường". Đối với TH này các bạn phải hứa hẹn thời điểm trả tiền chính xác. Nếu bí quá thì đúng hẹn trả 20-30% và tiếp tục hứa lần 2 ^^.
- Đối với DNXL tình trạng bị nợ diễn ra rất phổ biến như Chủ đầu tư nợ. Nhà thầu chính nợ . Nên các bạn phải làm sao để khôn khéo nhất, họ hẹn lần hẹn lượt thì phải chốt được ngày liên hệ tiếp theo.
- Nếu họ bảo kế toán chưa giải quyết phải xin bằng được số kế toán. Họ chặn số thì dùng nhiều sim khác nhau đòi. Nếu họ kêu sai số, sai hóa đơn yêu cầu họ gửi lại cho mình. Rồi biện pháp cuối cùng là nhờ pháp luật can thiệp nhưng thường thì không diễn ra vì đa số bên B khi thi công sẽ có lỗi
- Khi bạn đã có lịch hẹn thì phải note vào, đừng đòi họ trong thời gian hẹn. Kinh nghiệm cho thấy mình đúng hẹn thì họ đúng hẹn. Mình tôn trọng họ thì sẽ nhanh đòi được nợ. Vì những doanh nghiệp mà mình đòi thì họ cũng đều có ý định trả cả (trừ doanh nghiệp phá sản )
- Đối với những con nợ khó đòi khác, cứ ngày mùng 1 hay ngày nghỉ là gọi điện đòi. Nếu họ khó chịu thì tạm dừng, sau đó đòi tiếp, bao giờ họ cho 1 cái hẹn thì thôi " Cái này thì hầu như ai cũng dùng :)"
- Tiếp đó là thu nợ dần dần Những trường hợp này mình thu nợ dần dần, nếu mất sẽ mất ít hơn
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này của kế toán xây dựng, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.
P/SS: Nếu bài viết của tôi có ích cho bạn hoặc bạn vẫn đang thường xuyên nhận giá trị từ tôi thì hãy cho tôi 1 vài cảm nhận TẠI ĐÂY nhé để tôi có động lực trao giá trị nhiều hơn cho bạn