Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Xuất hóa đơn sai thời điểm - Kế Toán Xây Dựng

Xuất hóa đơn sai thời điểm

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Trong bài viết ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn chủ đề "Xuất hóa đơn sai thời điểm trong doanh nghiệp xây dựng". Chủ đề này sẽ giúp các bạn đang vướng mắc có thể gỡ được và tìm ra giải pháp cho doanh nghiệp của mình , đồng thời giúp các bạn kế toán xây dựng tránh được sai lầm về thời điểm xuất hóa đơn.

Nào chúng ta bắt đầu thôi!

Ngày xuất hóa đơn đối với doanh nghiệp xây lắp vấn đề chính chúng ta cùng nói đến là xuất hóa đơn chậm so với biên bản nghiệm thu có sao không và xử lý như thế nào?
Thì ok trước tiên tôi muốn làm vấn đề này để chia sẻ cho những anh em mới làm kế toán xây dựng còn bỡ ngỡ về vấn đề này. cũng như chia sẻ cho các vị giám đốc doanh nghiệp XL để chúng ta có cách chỉ đạo nhân viên của mình làm cho đúng.
Thì những ngày vừa rồi tôi có được 1 doanh nghiệp xây lắp thuê về làm việc với cơ quan thuế khi họ đến thanh tra . ở đây có 2 lỗi mà chúng ta đang bàn đến đó là.
* Trường hợp 1 :
Công ty đó tháng 8/2016 đã kết thúc 1 công trình và đã có biên bản nghiệm thu . nhưng đến tháng 3/2017 mới xuất hóa đơn . vấn đề ở đây là kế toán của công ty đó đang sợ là bị thuế phạt và truy thu . nhưng bạn kế toán đó có bảo là lúc đó e có bảo sếp rồi nhưng xếp ko nghe . và bảo cứ xuất đi .
* Trường hợp 2:
Tháng 1/2017 đã ký hợp đồng nhận thầu và thời hạn thực hiện đó 90 ngày nhưng mà đến bh vẫn chưa hoàn thành -> thì vấn đền mà giám đốc doanh nghiệp đó có thắc mắc đó là quá 90 ngày mà ko nghiệm thu thì có sao không và sau có xuất hóa đơn thì có bị thuế phạt không

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

kế toán xây dựng

Xuất hóa đơn sai thời điểm

Đi vào TH 1 : Trước tiên thì chúng ta phải biết được thuế họ căn cứ vào luật gì vào cơ sở gì mà họ phạt đc chúng ta xuất hóa đơn chậm .
Đó là căn cứ THÔNG TƯ Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010
VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Theo điều
Điều 16. Lập hóa đơn: 2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn :
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

= > Ở đây công ty này xuất hóa đơn 3/2017 là Xuất hóa đơn sai thời điểm

+ Và theo :THÔNG TƯ Số: 10 /2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 17 tháng 1 năm 2014: Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hoá đơn không đúng thời điểm theo quy định.

= > Bị phạt do xuất sai thời điểm

Và theo Thông Tư Số: 219/2013/TT- BTC/Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng
Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

= > Bị truy lại tính thuế

Và ở đây còn liên quan đến Thuế TNDN vì đã giảm doanh thu của năm 2016 > Bị truy thu thuế TNDN nếu lệch năm tài chính

xuat-hoa-don-sai-thoi-diem1

Vậy là 1 vấn đền mà chúng ta bị phạt rất nhiều đúng ko ạ - ở đây các bạn có thể hạn Chế đó là

Thứ 1 : Nếu xuất chậm thì các bạn nên xuất trong phạm vi quý mà chúng ta làm biên bản nghiệm thu -> thái độ tốt với cơ quan thuế này . đến thanh tra mà ngồi trong phòng mát lạnh có mấy e xinh cười thì họ bỏ qua
Thứ 2 : Nếu bắt buộc thì nên xuất trong năm thôi ko nên dây dưa sang năm khác tránh liên quan đến TNDN
Thứ 3 : Các bạn xuất chậm 2-3 ok ko sao cả bên thuế họ có thể du di .
Thứ 4: Xin lại hoặc sửa lại sao cho hợp lý tất cả giấy tờ liên quan biên bản nghiệm thu về ngay xuất hóa đơn . cái này thì thương rất phức tạp . nó liên quan nhiều chữ ký . và thuế họ được lập trình để bắt lỗi nên dù bạn sửa thì họ vẫn có thể thông qua nhật ký , hợp đồng họ biết . Nên rất khó làm theo cách này
Thứ 5 : Tôi khuyên đó là chúng ta nên xuất luôn hóa đơn cho họ đi . và nếu bạn là kế toán hãy giải thích cho sếp nghe và phải có dẫn chứng bằng luật cụ thể xếp với sợ . chứ nếu chúng ta ở cương vị là giám đốc . các bạn muốn gữi hóa đơn để họ trả nốt tiền đúng ko ạ . rồi đến lúc họ có tiền thì các sếp thì bảo mày cứ xuất đi . ko sao đâu . ok câu này chắc các bạn kế toán nghe nhiều rồi vì lúc đó tiền nó về mà ko xuất ah . ok sếp chỉ quan tâm đến tiền thôi đúng ko . còn khi bị phạt lại nói do mình . ok vậy các bạn nên nói trc cho xếp – sau này có bị phạt là do a .
Và chúng ta cũng nên tư vấn cho sếp là hãy cứ xuất đi vì tất cả mọi ràng buộc còn nằm trên THANH LÝ HỢP ĐỒNG và việc thanh lý hợp đồng sớm là có lợi cho bên chúng ta mà . xếp cần gì gữi hóa đơn để đòi tiền làm j . chỉ thiệt chúng ta. Nhưng nếu đứng trên cương vị là 1 giám đốc doanh nghiệp tư nhân vốn đã ít - tiền không được lấy lại còn phải đóng thuế thì sẽ ko xuất luôn - nên kế toán chúng ta cũng chỉ nên đóng góp ý kiến cho họ thôi và sau này có phải chịu bôi trơn thì e ko liên quan đâu nhá

xuat-hoa-don-sai-thoi-diem2

TH 2 : Đó là chúng ta quá ngày đúng ko ạ . thì các bạn xem lại hợp đồng xem có nói đến phạt % khi thực hiện muộn so với thời gian quy định là 90 ngày ko
Và vấn đề này ko liên quan đến thuế . chỉ là chủ đầu tư có kiện tụng gì bạn ko nếu ko bạn chẳng có gì để lo
Và chúng ta nếu quá ngày nên làm biên bản tạm ngưng thi công một khoảng thời gian dài dài với lý do ko có mặt bằng thi công , thời tiết a b c chẳng hặn=> tạm ngưng và đợi cho đến ngày thi công tiếp
+ Kết thúc công trình : biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng + biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành + bảng quyết toán khối lượng công trình => xuất hóa đơn tài chính + thanh lý hợp đồng

II - Xuất hóa đơn khi tạm ứng hợp đồng

Các bạn cùng mình tìm hiều về câu hỏi của bạn cũng trong Group hỏi mình “ Công ty tôi có xuất hóa đơn khi tạm ứng hợp đồng 30% vào tháng 9/2015 Nhưng sau khi sau đó bên chủ đầu tư họ bị vướng mắc về giải tỏa v..v nên không thể thi công tiếp và đến bây giời vẫn chưa thi công thì khi thanh tra có sao không anh” thi trường hợp này tôi cũng đã gặp nên hôm nay tôi chia sẻ với mọi người cùng đóng góp ý kiến .

ke-toan-xay-dung4554

Khi chúng ta xuất hóa đơn tạm ứng 30% là đã sai vì theo THÔNG TƯ Số: 39/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2014 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010


VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2014/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ



Theo Điều 16. Lập hóa đơn: 2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn :


a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn


Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.


Nói chung lại là Về luật thuế GTGT, TNDN,Hóa đơn: việc xuất hóa đơn khi ký hợp đồng tạm ứng đối với xây dựng là sai nguyên tắc => ghi nhận doanh thu mà không có giá vốn – Khi tôi hỏi kế toán công ty đó thì họ bảo em khôn biết . Chỉ biết sếp bảo e xuất hóa đơn để lấy tiền tạm ứng lên e xuất . đó cũng là tình trạng chung của DN hiện nay là thiếu vốn lưu động, hoặc không có nguồn huy động hoặc đã đưa vốn vào công trình thi công khác nên chưa thể cân bằng nên để có tiền bắt buộc phải xuất hóa đơn theo yêu cầu chủ đầu tư.


Và cách chúng ta giải quyết vấn đề như sau.


- Đối với Thuế GTGT chúng ta tạm nộp nên thuế họ sẽ bỏ qua vấn đề này


- Theo luật kế toán có thể cho trích trước 335 để tạm tính giá thành cho vào giá vốn, nhưng đối với cơ quan thuế thì lại không chấp nhận việc trích trước này và ở đây luôn có sự đối nghịch giữa thuế và kiểm toán, trích vào rồi cũng bi bóc thôi nhưng mà đó là cách duy nhất nên chúng ta cứ trích trước sau đó bổ sung tính giá thành sau vậy


- Còn về Doanh thu thì bạn kế toán này hoạch toán vào tài khoản TK3387 thì là sai vì chúng ta đã xuất hóa đơn sai nguyên tắc nên thuế họ sẽ quy hết về TK 511 . Nên Chúng ta tốt nhất là quy về TK 511 trước để tính thuế TNDN vì đằng nào các bạn cũng sai vì vậy chúng ta chấp nhận nộp thuế TNDN còn hơn là khi hoạch toán TK 3387-337 chúng ta lại bị Truy thu thuế TNDN, tiền chậm nộp 0.05%/ngày, phạt kê khai sai 20% Thông tư 166/2013/TT-BTC


-Hoặc chúng ta làm 1 cái biên bản nghiệm thu theo tiến độ + phụ lục hợp đồng , xuất hóa đơn tiến độ 1 là tránh các rắc rối do các khoản tạm ứng bị xét lại 2 là hớp lý hóa việc xuất hóa đơn


-Ở trường hợp trên chúng ta xuất hóa đơn là phải ghi nhận doanh thu 511 nhưng với kế toán thì chưa ghi nhận doanh thu mà đưa vào 337/3387 => xảy ra chênh lệch và kéo dài nhiều năm => truy thu thuế TNDN và phạt


Vậy chúng ta chưa xuất hóa đơn thì hoạch toán như thế nào ?

xuat-hoa-don-sai-thoi-diem3

Thì anh em không được hạch toán vào TK 338.7 mà phải hạch toán vào bên có TK 131 và không được lập hoá đơn giao cho khách hàng khi chưa thực hiện hạng mục nào của công trình.


Chỉ khi nào Công ty bạn đã nghiệm thu hạng mục, phần việc hoàn thành thì mới lập hoá đơn giao cho người mua và hạch toán vào TK 511 đối với doanh thu của hạng mục công trình đã hoàn thành.

Kế toán xây dựng

Nơi chia sẻ kinh nghiệm kế toán xây dựng

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này và học kế toán xây dựng online khi cần nhé.

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x