Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Xử Lý Tồn Ảo Quỹ Tiền Mặt Quá Nhiều - Kế Toán Xây Dựng

Xử Lý Tồn Ảo Quỹ Tiền Mặt Quá Nhiều

Xin chào các bạn , Tôi Thái Sơn đây

Trong bài viết ngày hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 1 chủ đề đó là ​" Tồn quỹ tiền mặt quá nhiều " . Một trong những vấn đề mà kế toán hay gặp nhất và cũng đau đầu với xử lý tiền ảo quá nhiều hay quỹ bị âm . 

Nào chúng ta bắt đầu thôi !

1. Tình Huống Thực Tế

  • Có bạn hỏi mình “ A Sơn cho em hỏi : Công ty TNHH 1 TV vốn kinh doanh là 6 tỷ đồng , bây giờ em hạch toán Nợ 111 và Có 411 là 6 tỷ ,Vậy quỹ tiền mặt tồn ảo nhiều như vậy có được không anh ? Theo anh em phải làm như thế nào ? Mong anh tư vấn giúp em vì em mới làm sổ sách lần đầu ạ ”

2. Hướng Giải Quyết

  • Thứ 1 : Tiền là của DN cơ mà vậy thì DN có quyền tự quản vậy việc dư nhiều cũng không ảnh hưởng gì đến thuế ,vậy cớ gì mà thuế phạt mình .Nhưng vấn đề ở chỗ thuế họ bắt được lỗi của mình đó là a thừa tiền a còn đi vay làm gì ok bướng ah xuất toán chi phí lãi vay 635 tính trên số tiền vốn góp DN còn thiếu .
  • Ví dụ : Trong kỳ doanh nghiệp có đi vay của ngân hàng số tiền là 4 tỷ với mức lãi suất là 12%/năm .Cho đến khi tính thuế doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ là 2 tỷ suy ra Chi phí lãi vay được không được trừ = 2 tỷ * 12% = 240tr . Chi phí lãi vay được trừ = 4 tỷ * 12% - 240tr = 240tr
  • Nhân tiện đây tôi nói luôn thêm 1 trường hợp chi phí lãi vay không được trừ đó là DN đi vay của 1 đối tượng khác mà mức lãi xuất vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước thì phần lãi vượt quá sẽ không được trừ .
  • ​Ví dụ : Doanh nghiệp đi vay của 1 đối tượng khác như DN cho vay số tiền là 3 tỷ với lãi xuất 16% / năm . Lãi suất cơ bản là 9% Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN Vậy
  • Suy ra Chi phí lãi vay được trừ = 3 tỷ * 9% * 150% = 405 tr
  • Suy ra Chi phí lãi vay không được trừ = 3 tỷ * 16% - 405tr = 75 tr
  • Theo Thông tư 78/2014/TT-BT Điều 6 khoản 2.32
  • Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư .
  • Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư
  • Đối với Thu lãi tiền gửi chúng ta hoạch toán
  • Nợ 112/Có 241.
  • Đối với hoạt động xây dựng cơ bản, khi phát sinh lãi tiền vay các hạch toán:
  • Nợ 241/Có 112
  • Trường hợp lãi vay trả sau, định kỳ phát sinh lãi hạch toán 
  • Nợ 241/Có 335
  • Khi phát sinh chi trả lãi hạch toán 
  • Nợ 335/Có 112
  • Trường hợp phát sinh lãi tiền gửi, hạch toán giảm 241
  • Nợ 112/Có 241
  • Thứ 2 : Hướng giải quyết khi tồn quỹ quá nhiều
  • TH 1 . Dư quỹ tiền mặt nhiều + Không phát sinh chi phí lãi vay ok em bướng đấy “ nói đùa thôi chứ thuế họ giỏi lắm mình nhượng bộ cũng chẳng thiệt ai ”
  • TH 2 . Dư quỹ tiền mặt nhiều + Phát sinh chi phí lãi vay , chúng ta có 2 cách hoạch toán nhưng có cùng cơ sở để biện hộ đó là : “Hồ sơ giải trình” bao gồm ( Chứng minh DN đang có dự án đầu tư , đang thực hiện dự án , đang xây dựng công trình dơ dang chưa hoàn thành hoặc sắp tới DN dùng vào mục đích phục vụ cho CT nào đó ) ok
  • Hoạch toán theo 2 cách đó là
  • 2.1 : Như bạn trên có nói Nợ TK 111/ Có TK 411 chúng ta thu hết số vốn góp theo đăng ký
  • 2.2 : Nợ TK 111/ Có TK 411 Số tiền thực tế góp
  • Nợ TK 1388/ Có TK 111 Số tiền còn thiếu với lý do cho người trong công ty mượn
  • Nợ TK 1111.112/ Có TK 1388 Khi có tiền về , hoặc khi đóng góp thêm vốn
    • Như vậy kết lại Tồn quỹ tiền mặt nhiều suy ra Ko vấn đề gì chỉ cần Bộ hồ sơ giải trình là vốn e đang dùng ,sắp dùng . Và ở đây tôi muốn chia sẻ để anh em mới làm mà gặp vấn đề này có tự tin hơn và khẳng định được bản lĩnh của mình hơn . Xin cám ơn các bạn đã đọc và cũng mong sự chia sẻ từ các bạn

3. Câu hỏi liên quan

  • Cảm ơn những chia sẻ rất nhiệt tình của a. Nhưng ví dụ công ty vay của cá nhân là 9% / năm nhưng đến cuối năm trả hết gốc +lãi. Quĩ tiền mặt thì dư rất nhiều. Trong khi đó cty vẫn vay thêm ngân hàng thì giải trình sao ạ . Mà thuế TNCN trên tiền vay đó ai là người chịu và có bị trừ khi tính thuế TNDN k hả a?
  • Vấn đề 1: Đã trả hết nợ cá nhân. Nhưng tồn quỹ vẫn nhiều, vẫn vay ngân hàng thì bạn xem lại thời điểm Ngân hàng giải Ngân cho mình thì tiền trong quỹ còn bn - nếu chênh ít thì ok ko sao . Chênh nhiều thì bạn phải chứng mình được sau đó 1 thời gian bạn nhập hàng hay dùng vào công trình hoặc bạn để trả lương công nhân, lương giao khoán v,,v nhưng nó phải hợp lý là có diễn ra sau thời điểm đó.
  • Nếu không được nữa thì làm cho mình đó là làm mấy cái phiếu chi trước thời điểm NH giải ngân là chi nội bộ - chi quảng cáo - chi phát sinh - chi các kiểu Nhưng nhớ là ghi ko có hóa đơn nhé . Và cuối năm chúng ta cũng loại chi phí này ra .
  • Vấn đề 2 :Bạn nên đọc điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC nhé ở đó có nói khi DN trả lãi và gốc cho cá nhân thì sẽ khấu trừ TNCN 5% trên tổng lãi vay . Và đc coi là thu nhập từ đầu tư vốn.

Nếu những bài viết của tôi hay và hữu ích bạn hãy share giúp tôi , để tôi có đông lực chia sẻ thường xuyên và nhiều thứ hay hơn nữa cho bạn nhé.

ke-toan-excel-xay-dung-5

BỘ VIDEO KẾ TOÁN EXCEL MIỄN PHÍ

Bộ video hướng dẫn chi tiết việc lập file Báo cáo tài chính trên phần mềm Excel . Chi Tiết - Đơn Giản - Dễ Làm 

P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này khi cần nhé.​

About the author

Leave a comment:


Đăng ký MIỄN PHÍ Nhận ngay video truyền nghề kế toán xây dựng

x

             DOWNLOAD SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO                 TT 133 & TT 200 MIỄN PHÍ

x